Chào các bạn, chào các bạn, chào các bạn. Trong video ngày hôm nay, mình sẽ gợi ý cho các bạn 5 mẹo mà mình có. để có suy nghĩ logic hơn. Logic không phải một từ thuần việt. nhưng sau nhiều năm đã được người Việt Nam sử dụng và Việt hóa. thành một cái
Chào các bạn, chào các bạn, chào các bạn. Trong video ngày hôm nay, mình sẽ gợi ý cho các bạn 5 mẹo mà mình có. để có suy nghĩ logic hơn. Logic không phải một từ thuần việt. nhưng sau nhiều năm đã được người Việt Nam sử dụng và Việt hóa. thành một cái từ mà có ý chỉ cách suy luận chặt chẽ, có trật tự và liên quan. giữa các yếu tố trong lời nói hoặc là suy nghĩ của bạn. tức là khi bạn suy luận logic, bạn nói logic thì tức là bạn biết tổ chức suy nghĩ và diễn đạt câu từ. một cách chặt chẽ và giữa các yếu tố trong lời nói có một mối quan hệ tất yếu phù hợp. cái ý này liên kết với ý kia một cách mạch lạc và thành một cái đường thẳng dễ hiểu. Logic thường gắn với lí trí hơn cảm xúc. và đúng có những người sinh ra với một cái thiên hướng nổi trội hơn cái còn lại. Tuy là bạn không thể thay đổi những thiên hướng tự nhiên.
Mà có thể là bạn thừa hưởng từ ba mẹ chẳng hạn. cũng có thể là bạn lớn lên trong một môi trường cộng đồng đi theo một thiên hướng nhất định. Điều đó bạn không quyết định. thế nhưng cái điều bạn có thể quyết định là cố gắng hàng ngày. để làm cho tư duy của mình trở nên mạch lạc và sắc bén hơn. Trong video này thì mình sẽ chia sẻ với các bạn 5 mẹo mà mình có. để giúp các bạn làm được điều đó nha.. Bắt đầu!!!. Mẹo đầu tiên để bạn có được cái suy nghĩ logic hơn. là với chính bản thân bạn.. Bản thân bạn ngày hôm nay là tổng hợp của một quá trình từ bé đến giờ. các bạn tích tụ những gì mà bạn quan sát được, những cái gì mà bạn được dạy. Nói chung thường thì người ta trở thành cái mà người ta thấy. nghe, đọc, xem mỗi ngày trong một thời gian dài. Vậy điều mà bạn không muốn làm ở đây là mặc kệ mọi thứ với cái mặc định là.
Mọi niềm tin của bạn đều đúng. mặc dù thực ra đây là điều phần lớn người ta hay làm. Người Việt mình hay có cụm từ là “chẳng giống ai”. và mọi người thường tránh để bị nói như vậy về mình. Mọi người rất là sợ làm khác số đông. vì thế nếu mà bạn lớn lên trong một môi trường nào đó. thì bạn có xu hướng làm giống như những người khác. Ví dụ như ở những vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số chẳng hạn. ngườ ta có xu hướng lấy vợ lấy chồng từ năm mười mấy tuổi. và bắt đầu đẻ, đẻ thật nhiều, nuôi sao không cần tính. cứ đẻ đã rồi mặc kệ, điều kiện y tế thì thiếu thốn, giáo dục thiếu thốn, kinh tế thiếu thốn. Thế nhưng là người ta không hành động khác đi. tại vì xung quanh họ ai cũng làm vậy cả. Trong khi trở về thành phố thì các bạn có điều kiện để ăn học và tiếp cận với nhiều thông tin hơn. các bạn có những tiêu chuẩn và những niềm tin hoàn toàn khác.
Mục tiêu sống cũng hoàn toàn khác. Thế thì cái điều mà bạn cần làm là đặt ra câu hỏi tại sao cho chính mình. tại sao mình học đại học, tại sao mình lấy chồng năm 21 tuổi. tại sao mình lại theo đạo Phật, tại sao mình lại thích ra biển hơn thích lên núi. tại sao mình lại tin vào một số điều nhất định và từ chối những điều khác?. Đây là những câu hỏi bạn cần đặt ra cho mình. và câu trả lời cần đi sâu hơn là nhún vai nghĩ là “ai cũng thế nên mình cũng thế”. hoặc là mình thích thì mình thế thôi. bạn cần cố gắng hết sức để tìm ra nguyên nhân. khiến bạn ngày hôm nay từ môi trường lớn lên, tính cách gia đình. những cái văn hóa phẩm bạn thường xem. cố gắng đào sâu nhất có thể. Đây là việc rất quan trọng. thứ nhất là để bạn xây dựng phản xạ đặt câu hỏi, đào sâu sự việc. chứ không chỉ nhìn mọi thứ ở trên bề mặt. Thứ hai là để hiểu bản thân mình hơn, hiểu điểm mạnh điểm yếu.
Từ đó bạn phân tích cái cách bản thân bạn phản ứng với mọi việc xảy đến. Khi mà bạn hiểu được tường tận gốc rễ của chính mình đối với mọi việc. thì dần dần bạn sẽ có khả năng bước ra góc nhìn của mình, đến với góc nhìn khác. và suy xét sự việc một cách nhiều chiều hơn. Đây là việc rất khó, bất cứ ai cũng phải rèn luyện hàng ngày. không chỉ ngồi nghĩ nghĩ 1 2 hôm là ra vấn đề được. Hãy cố gắng tạo cho mình thói quen đặt câu hỏi tại sao mình là mình ngày hôm nay nha.. Mẹo thứ 2 bạn có thể áp dụng để suy nghĩ được logic hơn là học cách tập trung lắng nghe người khác. cố gắng tránh suy nghĩ linh tinh khi mà người đối diện người ta đang nói. Đơn giản bởi vì nếu bạn suy nghĩ linh tinh ở trong đầu. thì làm sao bạn tập trung vào câu chuyện mà người kia đang nói được. Đúng không??. Những người mà bạn nói chuyện sẽ là một thông tin rất quan trọng để bạn học hỏi thế giới xung quanh.
Thậm chí những người mà bạn thân thiết nhất và nói chuyện nhiều nhất hàng ngày. sẽ chính là những người ảnh hưởng nhiều nhất tới cách mà tính cách bạn hình thành và thay đổi. Vậy nên mà kĩ năng giao tiếp là hết sức quan trọng trong việc phát triển tư duy của bạn. Bạn cần học cách lắng nghe người kia trước khi học cách diễn đạt ý của mình. khi mà họ đang nói bạn cần tập trung lắng nghe. và để những thông tin họ đưa ra làm cho bạn liên tưởng đến cái ý mà bạn sẽ đáp trả. Ví dụ mình với bạn nói chuyện với nhau chẳng hạn nha. bạn đang nói với mình là ngày hôm qua bạn ra quán quen, bạn uống cà phê. họ đóng cửa và bạn phải qua hàng cà phê bên cạnh nghe nói là dở lắm. nhưng mà uống thử lại rất ngon chẳng hạn. Thế nếu mà mình không tập trung lắng nghe thì mình không thể nào xử lí được thông tin câu chuyện. Ngược lại, nếu mình lắng nghe thì mình sẽ hiểu được câu chuyện.
Hình thành những liên tưởng tương ứng trong đầu và tìm được ý liên quan để trả lời lại bạn Những ý này có thể đi theo hướng ủng hộ Ví dụ như là “ừ đúng rồi, mình uống cà phê ở quán đó một lần thấy rất ngon nhưng không hiểu vì sao mọi người lại chê dở” Hoặc là cái hướng phản đối chẳng hạn “Ủa thật hả? Bạn uống món gì? Sao lần trước mình tới đó uống cà phê thấy dở lắm vừa đắng vừa khét là như thế nào đó?” Hoặc chưa ủng hộ cũng chưa phản đối mà gợi chuyện hỏi thêm để mở rộng ý Ví dụ như là “À, quán A trên đường B đúng không thế bạn uống món gì ở đó ngon, mà sao cửa hàng quen của bạn lại đóng cửa vv…
Đại khái vậy. Cái kĩ năng lắng nghe thông tin và xử lí thông tin và phản hồi thông tin. nghe thì đơn giản thế nhưng mà cần nhiều thời gian và sự tập trung thì bạn mới rèn luyện được. Mẹo thứ 3 để các bạn có thể áp dụng cho một tư duy logic hơn. là nhìn sự việc bằng sự thật những sự kiện đã diễn ra. chứ không phải bằng cảm xúc của bạn lúc đó. Đây là vấn đề của rất nhiều người khi mà họ cần giải quyết một tình huống bằng lí trí. thế nhưng vì cảm xúc họ vô thức gạt hết sự thật sang một bên. và chỉ phân tích mọi việc bằng việc mà họ cảm thấy như thế nào. Lúc này họ lờ hết sự thật đi và những thông tin chính xác. họ chỉ biết họ rất mệt mỏi, giận dữ, bức xúc và họ chỉ quan tâm đến cảm xúc đó mà thôi. Đây là cách xử lý tình huống mang đến cho bạn nhiều nguy cơ mắc sai lầm. và nói ra những câu vạ miệng mà đã không giải quyết được vấn đề.
Lại còn có thể làm tổn thương người khác. và cũng như ảnh hướng tới hình ảnh của bạn về lâu dài nữa. Đây là sai lầm mà có lẽ ai cũng có lần trong đời hết. khi họ để cảm xúc đi nhanh hơn lý trí để rồi có những hành động và lời nói. mà có lẽ là sau khi mọi thứ dịu xuống thì họ sẽ cảm thấy hối hận. Cho nên là bạn đừng cảm thấy quá tệ khi mà bạn có những lúc như vậy. ai cũng có những lúc như vậy hết, mình cũng có những lúc như vậy. mặc dù mình tự đánh giá mình là cái người khá lý trí đó. bởi vậy là mình gợi ý bạn là những lúc cảm xúc quá mạnh. thì nên đóng cửa ngay lại, tách biệt mình với mọi người hoàn toàn. không nói chuyện, không đăng status mỉa móc, không viết tâm thư trút giận. mà nhất quyết là không đưa ra bất cứ quyết định gì khi mà tâm trạng mình đang như vậy. Bởi vì thứ nhất, người ta nói cả giận mất khôn mà.
Những quyết định và lời nói đưa ra khi bạn quá nóng giận thường thì không được khôn ngoan cho lắm. Và thứ hai, việc lùi lại một bước sẽ cho bạn thời gian phân tích tình huống một cách tỉnh táo. Cùng một vấn đề nhưng khi mà cơn giận nguôi xuống bớt. thì bạn sẽ không nói những câu mà bạn nói khi bạn giận nữa.. Sử dụng thời gian để bớt giận sẽ giúp bạn bắt đầu phân tích sự việc bằng lý trí. Hãy gạt những gì bạn cảm thấy và những gì bạn nghĩ đối phương có ý như vậy sang một bên. và phân tích sự việc bằng những gì đã xảy ra, những gì đã được nói ra thành lời. chứ không phải những gì bạn nghĩ người kia đang có ý ám chỉ nha. bình tĩnh tìm ra phương án giải quyết vấn đề. làm như vậy thì mọi việc sẽ ổn thỏa hơn rất là nhiều do được xử lý một cách khách quan. và từ đó sẽ đỡ mệt mỏi cho tất cả các bên liên quan, trong đó có bạn.
Cá nhân mình cũng là một người nóng tính, mình phải công nhận là như vậy. thế nhưng sau nhiều lần quyết định sai lầm trong khi không tỉnh táo. thì mình đã học được nhiều bài học và mình dần có thói quen. là khi mình nóng giận thì mình giữ im lặng. mình chờ qua hôm sau rồi mình bình tĩnh lại, mình sẽ giải quyết tiếp. Mình đã hoàn hảo chưa? Tất nhiên là chưa rồi. Thế nhưng mà cái nguyên tắc này mình hầu như đã có thể áp dụng trong mọi trường hợp mình gặp phải. Và mình mong các bạn cũng có thể làm như thế nha.. Mẹo thứ tư để có thể tư duy logic hơn là đọc nhiều sách hơn. Câu chữ thì các bạn có thể đọc trên giấy hoặc là nghe từ một người nói ra. Thế nhưng nếu mà bạn chỉ nghe ấy, nhiều khi người ta nói ào ào rất là nhanh. bạn không kịp có thời gian để dừng lại phân tích. bạn phải tập trung nghe ngay theo những câu tiếp theo đúng không.
Thế nhưng khi đọc chữ thì bạn có thể dừng lại bất cứ lúc nào để thẩm thấu cách mà người ta hành văn Bạn đọc sách chủ đề gì mà bạn thích đều tốt cả chỉ cần không phải sách thơ và không phải truyện tranh là được Khi đọc thì bạn hãy đọc chậm lại bạn xem thật kỹ cách mà tác giả tổ chức câu từ Thực ra cái này cũng rất là cơ bản thôi, ở trường mình cũng đều đã học rồi nhưng mà lâu rồi nên có lẽ các bạn không nhớ, nó chỉ là các quan hệ trong câu “Vì anh A làm như vậy nên chị B cảm thấy buồn” “Trong lúc anh A đang ở nhà thì chị B đang ở văn phòng” “Anh A vẫn làm điều đó dù anh biết chị B sẽ buồn”, ví dụ vậy.
Các mối liên kết của các thông tin như vậy có vẻ đơn giản thôi. thế nhưng mà nó giúp bạn dần dần xử lý chính suy nghĩ của các bạn. theo các mối liên kết rõ ràng và mạch lạc tương tự như vậy. Hơn nữa, một tư duy logic cần được bỏ trợ bằng một vốn từ phong phú. Khi mà bạn cảm thấy khó khăn trong diễn đạt, không tìm được từ ngữ mình đang muốn nói. tức là các bạn đọc ít quá. Vốn từ thứ mà bạn phải nạp vào thì mới có trong đầu để rút ra dùng. Rõ ràng mà, nếu bạn không đọc nhiều chữ vào đầu thì trong đầu làm gì có nhiều chữ. để mà đến khi bạn cần dùng bạn rút ra đúng không?. Hãy đọc thêm sách và để ý kĩ cách tác giả tổ chức các ý liên kết khác nhau. không cần đọc sách hàn lâm quá làm gì. đọc sách đời thường thôi, đơn giản thôi cũng rất là tốt rồi. Mỗi người có một cách diễn đạt họ cho là hay nhất. thế nhưng cá nhân mình ưu tiên những tác giả có văn phong đơn giản, dễ hiểu.
Câu từ gọn gàng đủ ý thôi. không dùng những từ đao to búa lớn cũng không cần viết những công thức câu loằng ngoằng. Theo mình, người giỏi là những người có thể diễn đạt những vấn đề phức tạp một cách đơn giản. Đó là theo mình. Còn bạn thì bạn hãy cứ đọc những sách bạn cảm thấy hay. Ban đầu nếu như mà chưa quen suy nghĩ với cấu trúc và tổ chức câu từ. thì vẽ bản đồ ra giấy nháp sẽ dễ hơn nhiều. cái này gọi là “mind map bản đồ tư duy”. nghe thì có vẻ to tát nhưng thực ra nó cũng chỉ là những ô tròn. đại diện cho các yếu tố và mũi tên đại diện cho mối liên quan giữa các ô tròn đấy. Thế thì bản đồ này có thể có dạng bao gồm. tức là một cái to bao gồm các cái nhỏ chia thành nhóm. hoặc nguyên nhân kết quả: nguyên nhân khác dẫn đến kết quả khác. Cái này ai cũng biết rồi. Tất cả chúng mình đều từng làm bài trắc nghiệm nhánh cây trên báo hoa học trò ngày xưa.
Bạn xử lý cái gì thì ra một nhánh khác. Thế cái đó là cái bạn đồ dạng đó đó. Rồi thì có bản đồ các bước từ bước này đãn qua bước kia. lần lượt từng bước: bước 1, bước 2, bước 3, bước 4, bước 5. Khi bạn vẽ bản đồ rất đơn giản này ra giấy nhấp. thì mọi sự liên kết logic mạch lạc giữa các ý sẽ hiên ra trước mắt bạn. và bạn sẽ thấy mọi thứ dễ hiểu vô cùng. Làm như vậy một thời gian bạn sẽ có khả năng vẽ bản đồ tư duy trong đầu. để tổ chức thông tin luôn. Đây là điều mình có thói quen làm để phân tích tình huống. Mình là người thiên về hình học, hình ảnh. cho nên là khi mình nghe tới đâu, cái ý nó được bao lại bởi các ô vuông. mà các ô vuông di chuyển trong đầu mình thành bản đồ theo đúng liên kết của nó. Mình mô tả hoạt động của đầu óc mình như vậy cho các bạn dễ hình dung. Thì đó là tác dụng của việc đọc sách báo.
Dù mối quan tâm của bạn là kinh tế, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo. thì bạn cũng hãy đọc nhiều sách hơn nha. Mẹo thứ 5 để có tư duy logic sắc bén hơn là viết ra những gì bạn nghĩ. Mình may mắn có tư duy khá là lý trí và khoa học một phần là nhờ thói quen viết của mình. Mình viết rất nhiều. Và ngày xưa mình cũng có rất nhiều thời gian để viết. một đứa trẻ lập dị lạc lõng như mình tuy không có nhiều bạn. nhưng bù lại có rất nhiều thời gian một mình để đọc và viết. Bên cạnh việc đọc sách thì mình cũng viết nhật kí nữa. Ngày xưa chưa có các loại sổ đẹp và xịn như bây giờ đâu. hồi đó mới ba mình mỗi dịp năm hay được tặng mấy cuốn sổ kiểu rất là dày. kiểu người lớn có bìa giả da rồi giấy có dòng kẻ ngang bình thường ấy. Mình viết hết không biết bao nhiêu quyển như thế. viết nhiều kinh khủng. Hồi đấy bạn bè muốn nói chuyện với nhau phải gọi điện thoại bàn cho nhau.
Xong rồi gặp bố mẹ thì “Bác ơi cho cháu nói chuyện với bạn Giang”. Nhưng mà mình ít bạn, hầu như chả có ai gọi cho mình cả. thế cho nên mình cứ ở trong phòng, mình đọc và viết như thế thôi. Đến khi bắt đầu có Internet, mình bắt đầu chuyển sang viết blog, yahoo 360. chắc chắn là một vài bạn sẽ nhớ ra cái đó đúng không??. Cũng là một thời hoàng kim của tuổi teen mà. Và tính tới thời điểm đó thì trần đời chưa có cái gì mình mê đến thế. tại vì mình được viết, rồi mọi người vào bình luận, nói chuyện với mình. và mình có những người bạn mới. thế giới của mình thay đổi hoàn toàn. Thời đó bạn bè quen trên mạng là cái gì kiểu nó kì cục ghê lắm. thế nhưng đấy cũng chính là lúc là mình có thêm nhiều bạn bè. Và đó cũng là lần đầu tiên mà chồng mình bây giờ đọc được blog của mình. và tìm cách làm quen với mình. Vậy thì thời đó mình viết chỉ để được viết thôi.
Nó là cánh cửa của mình để kết nối với người khác. kiểu như niềm vui duy nhất mỗi đêm của mình sau cả ngày trấy trật ở trường phổ thông vậy đó. Thế nhưng mà việc mình viết liên tục trong nhiều năm liền. vô tình giúp mình hình thành cái việc tổ chức suy nghĩ của mình mỗi ngày. Khi mình ngồi mình viết, mình buộc phải tìm cách sắp xếp câu chữ sao cho mạch lạc. để diễn đạt cái ý mà mình muốn nói một cách tốt nhất. Viết cũng như rất nhiều việc khác, tức là làm càng nhiều thì càng quen tay và càng làm tốt hơn. Dù là cái này phải dần dần nha, không phải sau một đêm có thể tốt ngay được đâu. Thế thì việc bạn có thể cân nhắc làm ngày hôm nay là bắt đầu một blog. blog có thể là ở bất cứ đâu, gần nhất là ngay trên facebook của bạn. chắc chắn là ai cũng có một trang facebook đúng không?. Mỗi blog của bạn có thể là một bài viết, ngắn hay dài tùy bạn.
Hoặc là làm hẳn một cái blog của riêng bạn. có rất nhiều trang web giúp bạn lập một trang blog như là wordpress, squarespace, wix. Rất là dễ làm và chi phí có thể rất là nhỏ hoặc là hoàn toàn miễn phí cho một blog cá nhân. Các bước lập một trang blog thì rất là đơn giản thôi. các bạn lên google đánh vào trang tìm kiếm “cách tạo blog cá nhân”. Bắt đầu thử xem!!. Viết nhật ký vào sổ nhiều khi nó buồn. nhưng mà viết blog thì rất là vui vì nhiều người sẽ đọc và bình luận nói chuyện với bạn nữa. Sự kết nói từ cộng đồng sẽ trở thành động lực để bạn tiếp tục. không nhất thiết hàng ngày bạn đều phải viết. Nếu bạn bận rộn nhiều thì hãy bắt đầu với một bài viết mỗi tháng chẳng hạn. Hôm nào nghỉ ngơi có thời gian rảnh thì viết. viết về chủ đề gì mà bạn yêu thích, viết về suy nghĩ của bạn. không bắt buộc phải là chọn chủ đề gì đó to tát mà bạn không thích.
https://youtu.be/Ix5v_mbw_dgChào các bạn, chào các bạn, chào các bạn. Trong video ngày hôm nay, mình sẽ gợi ý cho các bạn 5 mẹo mà mình có. để có suy nghĩ logic hơn. Logic không phải một từ thuần việt. nhưng sau nhiều năm đã được người Việt Nam sử dụng và Việt hóa. thành một cái