Nhà bác học Albert Einstein đã nói rằng. Ý tưởng tuyệt vời nhất đến khi tôi đang cạo râu. TDN đã từng chia sẻ với bạn điều này. Trong một video về sáng tạo. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tại sao. Rằng khi ta đang tắm, đang đi dạo, hay đang ngủ giữa đêm
Nhà bác học Albert Einstein đã nói rằng. Ý tưởng tuyệt vời nhất đến khi tôi đang cạo râu. TDN đã từng chia sẻ với bạn điều này. Trong một video về sáng tạo. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tại sao. Rằng khi ta đang tắm, đang đi dạo, hay đang ngủ giữa đêm thì bỗng thức giấc. Và nghĩ ra được một cái gì đó hay ho. Mà lại còn đúng điều mà mình đang cần không?. Cá nhân tôi là một người cũng hay bị các ý tưởng nhỏ đâm sầm vào mình theo cách này. Ban đầu tôi chỉ nghĩ, rằng đó chỉ là sự tình cờ thôi. Nhưng nếu điều đó không phải là sự tình cờ thì sao?. Nếu có một cách khoa học rất đơn giản để bạn rèn luyện được kỹ năng này. Thì bạn có muốn biết không?. Tiếp tục với chủ đề về các phương pháp tự học và học tập, hôm nay TDN sẽ chia sẻ với bạn nội dung đặc sắc này. Đầu thế kỷ 21, các nhà thần kinh học đã có một khám phá vô cùng quan trọng về hai chế độ của bộ não.
Là chế độ tập trung và chế độ phân tán. Để từ đó áp dụng vào công việc và học tập của chúng ta cho hiệu quả. Phần 1 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu về hai chế độ này. Phần 2 là những trải nghiệm thực tế và cách để bạn áp dụng nó vào cuộc sống. Chúng ta bắt đầu nhé. Thứ nhất, chế độ tập trung. Đúng như cái tên của nó. Là khi bạn phải tập trung dùng toàn bộ sức lực của não bộ, để giải quyết một vấn đề gì đó. Ví dụ như chú ý để giải một bài toán. Xem các video của TDN hay tập trung để chơi game, lái xe, v.v. Việc tập trung cao độ như vậy. Thường sẽ đốt rất nhiều năng lượng của chúng ta trong một khoảng thời gian ngắn. Thứ hai, chế độ phân tán. Trái ngược với chế độ tập trung. Chế độ phân tán có thể gọi là sự sao nhãng. Nó xảy ra khi bạn không có một kế hoạch gì cụ thể. Mà chỉ đơn giản là thả rông tâm trí. Để cho nó bèo dạt mây trôi và tự do thư giãn.
Chính vì vậy mà ở chế độ này. Tâm trí tường nảy ra được những ý tưởng sáng tạo hoặc đôi khi điên rồ. Nhờ vào những sự kết nối ngẫu nhiên. Khi các dòng suy nghĩ di chuyển ngầm. Khắp các khu vực trong bộ não của bạn. Và liên kết một cách tự do các kiến thức mà bạn đã nạp vào. Giới khoa học gọi điều này là. Sự kết nối giữa những giao điểm và liên kết những hệ thống nơ ron thần kinh. Bạn hãy hình dung hai chế độ suy nghĩ này. Giống như các cách chiếu sáng của đèn pin hay đèn xe. Có lúc bạn dùng một chùm sáng hội tụ, ở cự ly gần. Tập trung vào một vùng nhất định. Hay có lúc là một chùm sáng phân kì. Tỏa ra nhiều hướng với một phạm vi rộng hơn. Để hiểu rõ hơn về cách hai chế độ này hoạt động. Thì mời bạn xem hình sau đây. Khi bạn bắt đầu kích hoạt chế độ tập trung của mình. Thì vùng màu cam sẽ sáng lên. Đây chính là những mô thức, và kiểu mẫu suy nghĩ, tư duy quen thuộc của bạn.
Thought và hình chấm đỏ này. Tượng trưng cho suy nghĩ của bạn. Và rồi khi dòng suy nghĩ bắt đầu tràn lên. Thì nó di chuyển đúng, hoặc gần đúng theo như các mô thức đã được cài đặt sẵn. Như một con đường đã được trải nhựa. Nhưng nếu như ý tưởng mới để giải quyết vấn đề mà bạn đang có. Lại nằm ở khu vực vùng màu đen bên dưới thì sao?. Nó là một bộ thức mới, một khái niệm mới nào đó mà bạn chưa từng nghĩ tới trước đây. Dù rằng nó đã có sẵn bên trong tư duy của bạn rồi đấy, và chỉ chờ bạn kết nối thôi. Đây chính là lúc mà ta cần đến chế độ phân tán. Mời bạn xem hình sau đây. Ở chế độ phân tán. Các điểm kết nối suy nghĩ trong não bộ sẽ rộng và rời rạc hơn. Suy nghĩ sẽ bắt đầu lan ra trên một phạm vi rộng hơn đáng kể. Và khi nó vô tình chạm được và kết nối đến một điểm mốc nào đó. Liên quan đến vấn đề của bạn. Thì yeah! Hiệu ứng AHA, hay EUREKA xuất hiện.
Khi ở trạng thái này. Bộ não bắt đầu chế độ bức tranh toàn cảnh, để giải quyết vấn đề. Nó vẫn âm thầm chạy ngầm, tiêu hóa và nhâm nhi, tạo ra những liên kết thần kinh mới. Và hình thành những giải pháp sáng tạo hơn. Và rồi BOOM, vấn đề được giải quyết khi các nơron thần kinh vô tình va vào nhau. Nghịch lý ở đây là. Đôi khi chúng ta cần mất tập trung để suy nghĩ mạch lạc hơn. Vậy là giờ bạn đã có sự liên tưởng rõ hơn về cách vận hành của hai chế độ này rồi đó. Giờ ta sẽ đến phần 2. Để xem cách áp dụng vào cuộc sống. Đối với những tác vụ phức tạp. Nguyên tắc là bạn phải dùng sự tập trung trước hết, để tránh sự sau nhãng, phân tích. Và hiểu được bản chất của vấn đề. Sau khi não bộ có dấu hiệu cạn kiệt năng lượng. Và trục trặc từ sau 45 đến 60 phút làm việc. Thì bạn nên để chế độ tập trung lùi lại, giải lao. Và bắt đầu cho chế độ phân tán vào việc.
Là lúc để chạy ngầm các liên kết. Và thẩm thấu các luồng kiến thức khác nhau. Sau đó, chúng ta quay lại với chế độ tập trung để tiếp tục mổ xẻ. Bộ não có hai chế độ này là vì có lý do riêng của nó. Hãy tận dụng cả hai. Để có một chu trình và hiệu suất làm việc hiệu quả nhất. Trên thực tế. Tập trung quá độ vào một việc từ sáng đến tối. Có thể là một nguyên tắc không hiệu quả và phản năng suất. Khi càng ở lâu trong chế độ tập trung. Bạn sẽ càng đóng bộ não của mình vào trong một cái hộp bị bịt kín nó lại. Do đó. Mà việc “think outside the box” suy nghĩ ngoài chiếc hộp. Gần như là không thể. Thường xuyên bật công tắc qua lại giữa 2 chế độ này. Thì bạn sẽ tạo ra nhiều phép lạ trong cuộc sống của mình đó nha. Giờ TDN sẽ chia sẻ với bạn 3 cách để kích hoạt chế độ phân tán. Đầu tiên, giải lao từ xa. Chúng ta thường được nghe những lời khuyên như.
Hãy đi dạo, di chuyển xung quanh khu vực văn phòng hoặc nhà của mình để mà giải lao. Ngoài tác dụng thay đổi trạng thái, xả stress ra. Thì nó còn giúp kích hoạt chế độ phân tán rất hiệu quả. Do đó. Mà thay vì là ngồi giải lao ngay tại chỗ làm việc. Thì bạn nên rời khỏi đó để giải lao nếu có thể nhé!. Steve Jobs luôn dành thời gian mỗi ngày để đi bộ trong khu vực gần nhà. Trong khuôn viên cây xanh, thoáng mát. Để tìm kiếm ý tưởng cho doanh nghiệp và sản phẩm. Đây là thói quen bắt buộc của ông. Vì đây là một trong những cách làm sao nhãng. Và thư giãn não bộ cực kỳ hiệu quả. Nhà văn nổi tiếng Charles Dickens. Cũng có một thói quen đi dạo đường dài. Đưa mình vào trong chế độ phân tán. Để tìm những nguồn cảm hứng mới. Ông Howard Gruber. Chuyên gia tiên phong nghiên cứu về sáng tạo có nguyên tắc 3B. BedBath-Bus. Để đưa mình vào chế độ phân tán.
Cái 3B này rất là hay, như mình thì mình giống cả 3 chữ B luôn, nhưng mà thay vì là Bus thì mình là Bike, là xe máy. Thì việc khi bạn lái xe cùng với những vật thể xung quanh trên đường thì nó rất là có ích cho chế độ phân tán của bạn. Đã có rất là nhiều ý tưởng hay ho của TDN đến từ chính việc di chuyển này của mình. Còn ví dụ về Bath là phòng tắm. Khi đi tắm thì mình sẽ thường bật nhạc thật là to để giải lao và nhún nhảy, để giúp cho bộ não tiết ra rất là nhiều Dopamine và Endorphin. Bạn sẽ cảm thấy sảng khoái hơn rất là nhiều. Thứ hai là tạo sự sao nhãng để não bộ vừa giải trí, vừa làm việc nhẹ trong khoảng thời gian đó, cách này rất hiệu quả . Có lần mình mất cả ngày. Chưa tìm được cái idea mà mình muốn, thì sẵn lúc đó mình có việc vào nhà vệ sinh thì mình đem máy vào ngồi. Thì mất khoảng 5 phút sau thì mình tìm ra được ngay cái thứ mà mình muốn.
Cho nên hồi trước nếu như bạn nghe ai đó chia sẻ là. Hay vào nhà vệ sinh để làm việc. Thì sâu xa có thể là cái lý do này các bạn ha ^^. Tách bạn ra khỏi khu vực mà bạn thường làm việc thì nó sẽ tạo ra cho bạn một cảm giác đó khác một tí. Chính vì vậy mà đôi khi nó cũng giúp cho bạn thoát khỏi chế độ tư duy đóng. Cho nên nếu như bạn cần thêm nhiều ý tưởng thì bạn có thể trải nghiệm phương pháp 3B này, nó sẽ giúp ích cho bạn rất là nhiều. Thứ hai, ngủ trên vấn đề. Ông Salvador Dali. Một trong những họa sĩ có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20 với phong cách siêu thực. Và nhà phát minh Thomas Edison với hơn 1000 bằng sáng chế. Hai người này có thói quen ngủ trên vấn đề giống hệt nhau. Vào mỗi buổi trưa, họ sẽ chợp một giấc ngắn. Ông Dali thì cầm chìa khóa. Còn ông Edison thì cầm hòn bi trên tay. Rồi làm một giấc ngắn trên chiếc ghế bành và để một cái đĩa dưới đất, xung quanh khu vực ngay dưới bàn tay.
Rồi bắt đầu đưa não bộ vào chế độ phân tán. Và khi họ ngủ thiếp đi. Thì chìa khóa và bi bị rơi khỏi tay, rơi xuống đĩa. Tiếng loảng xoảng sẽ đánh thức họ dậy. Và rồi họ dùng ý tưởng đã nảy ra trong lúc đang ngủ thiếp đó để tiếp tục công việc. Và tạo ra các phương pháp tiếp cận mới. Đây, là cách mà họ download tải ý tưởng xuống. Từ khoảng thời gian nghỉ ngơi của mình. Kỹ thuật này nghe có vẻ siêu nhiên quá phải không bạn?. Thực ra là con có thêm một lý do vi diệu nữa. Đằng sau việc ngủ trưa tạo ra ý tưởng này. Nhưng không liên quan trong phạm trù video này. Nên TDN sẽ hẹn bạn ở một video khác nha. Giờ ta sẽ đến với cách cuối cùng. Thứ ba, ngâm giấm vấn đề. Phương pháp này là sự kết hợp giữa việc bạn làm mỗi ngày. Có thể là các loại công việc nhà, làm vườn, giặt đồ, công việc ngoài trời. Thì bạn hãy chèn chế độ phân tán vào các hoạt động này nha.
Trong cuốn sách “Cách chinh phục toán và khoa học”. Tôi đã đọc được câu chuyện của Mary Cha về mẹo ngâm giấm toán học. Cô sinh viên chuyên ngành Hóa Sinh. Điểm tổng GPA loại xuất sắc, 3.9/4. Năm 25 tuổi, cô nhập ngũ vì tài chính gia đình khánh kiệt. Mọi người trong môi trường này rất khác và xa lạ với cô. Nên cô đã quyết định học toán lúc rảnh. Để luôn giữ cho đầu óc được tươi mới và nhạy bén. Cô kể rằng. Trong quân ngũ, tôi đã trải nghiệm được nhiều thói quen học tập tốt. Không phải kiểu học được chăm chú suốt nhiều giờ. Mà là theo kiểu, chỉ có vài phút để xem thôi. Xem có gì làm được thì làm nhanh nhanh lên. Đang học thì bị gọi đi giải quyết một vụ nổ, hay chuyện gì đó. Trong khi đang chỉ huy, hay chỉ ngồi im chờ đợi. Thì sâu bên dưới tâm trí, tôi lại đang giải đề toán ấy. Khi tôi trở về phòng tối hôm đó, thì mọi thứ đã sáng tỏ.
Rồi cô cũng chia sẻ phương pháp học tập chủ động, đã giúp mình đạt được thành tích tốt. Cô nói. Cụ thể thế nào, thì TDN sẽ chia sẻ với bạn tiếp ở video sau nha. Bạn sẽ thấy những điều về hợp lý hơn khi chính bạn là người tự trải nghiệm nó. Mình là một người khao khát về việc làm thế nào để cải thiện được hiệu suất. Làm thế nào mà để cải thiện được khả năng học tập. Nên mình tìm hiểu và thực hành rất là nhiều về chủ đề này, bởi vì chúng sẽ giúp cho bạn sống dễ hơn rất là nhiều lần. Làm sao để học một thứ gì đó nhanh hơn. Hay là tại sao đọc sách mà quên hết. Lần tới chúng ta sẽ tiếp tục với bộ video rất quan trọng về học tập này, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi rất nhiều khi bạn trang bị được kỹ năng rất là quan trọng. Bạn có thể đọc thêm cuốn sách “Học cách học” này. Trong sách có một câu nói rất là hay như sau.
https://youtu.be/HfSExExMaLANhà bác học Albert Einstein đã nói rằng. Ý tưởng tuyệt vời nhất đến khi tôi đang cạo râu. TDN đã từng chia sẻ với bạn điều này. Trong một video về sáng tạo. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tại sao. Rằng khi ta đang tắm, đang đi dạo, hay đang ngủ giữa đêm