Chào mừng các bạn trở lại với IFO Nightly Show mùa 8. Với những người biết đến tôi, hẳn đều biết tôi đang là sinh viên ngành Nghệ Thuật và Truyền Thông. Và tôi luôn rất tò mò về những việc làm trong lĩnh vực rộng lớn này. Và công việc ấy cần những bằng
Chào mừng các bạn trở lại với IFO Nightly Show mùa 8. Với những người biết đến tôi, hẳn đều biết tôi đang là sinh viên ngành Nghệ Thuật và Truyền Thông. Và tôi luôn rất tò mò về những việc làm trong lĩnh vực rộng lớn này. Và công việc ấy cần những bằng cấp gì. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ gặp gỡ với một vị khách không chỉ có kinh nghiệm mà còn rất đam mê với lĩnh vực này. Và chị ấy sẽ chia sẻ với chúng ta kinh nghiệm cũng như những câu chuyện của chị ấy, và đặc biệt là triết lý của cô ấy khi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và truyền thông lẫn thiết kế. Đây là IFO Nightly Show mùa 8. Chúng ta sẽ được gặp lại một trong những gương mặt được yêu thích nhất Từ khi IFO còn là 8IELTS chị Hà Đỗ! Hà Đỗ được biết đến là một người phụ nữ quyền lực của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam.
Tốt nghiệp School of Visual Arts tại New York, Chị hiện đang là Giám đốc sáng tạo của một tạp chí thời trang danh tiếng Đẹp. Chị luôn sẵn sàng đương đầu với những thử thách bằng tài năng và sự chuyên nghiệp của mình. Hà Đỗ cũng thử sức với lĩnh vực điện ảnh trong cương vị Thiết kế sản xuất Cho các bộ phim như Em và Trịnh, Gái già lắm chiêu. Trong tập này, chị sẽ nói về hành trình phát triển để trở thành một Hà Đỗ như ngày hôm nay. Nếu bạn muốn dấn thân vào ngành công nghiệp Sáng tạo Đây chính là một tập dành riêng cho bạn! Chào mừng các bạn trở lại với tập tiếp theo của IFO Nightly Show mùa 8.
Vì vậy, trong tập này, một khách mời rất đặc biệt sẽ giới thiệu cho chúng ta về thế giới nghệ thuật và thời trang. Và chị ấy chính là Hà Đỗ. Hiện tại, chị ấy đang làm Giám đốc sáng tạo tại Tạp chí Đẹp cũng như Nhà thiết kế sản xuất cho rất nhiều bộ phim. Chị Hà Đỗ cũng là một phần rất quan trọng của chương trình. Bởi vì chị đã từng là khách mời trước đây. Tôi nhớ là tập đầu tiên chị đến đây là khi show vẫn tên là “8IELTS’ vào năm 2016. Có điều gì đã thay đổi kể từ đó không? Đó là một khoảng thời gian khá lâu. Khoảng 2016 nhỉ? Một người bạn cũ đang làm ở show đã mời tôi tham gia. Anh ấy nói rằng chỉ cần đến đây và nói về công việc của mình và thực ra nó là một gameshow.
Và tôi đã đến tham gia nhưng thực sự tôi chưa từng thi IELTS trước đây. Ở thời của tôi, TOEFL phổ biến hơn. Nhưng nó rất vui. Hồi đó tôi chưa làm mẹ. Tôi bây giờ đã làm mẹ rồi Tôi có một bé trai vô cùng dễ thương và thằng bé đã được 4 tuổi rồi. Bé đã được 4 tuổi rồi. Đúng vậy, thằng bé đã được 4 tuổi rồi. Vậy đã 5 năm kể từ khi tôi tham gia chương trình rồi. Đúng vậy 5 năm trước. Và quan điểm của tôi đã thay đổi rất nhiều kể từ đó. Rồi dịch Covid đã xảy ra và tất cả chúng ta đều thay đổi đáng kể. Nó giống như một sự thiết lập lại trật tự của thế giới vậy. Tôi có một số điều mới. Tôi đã làm việc cho một vài bộ phim và video quảng cáo và MV.
Chị đã làm việc trong lĩnh vực này hơn 15 năm và đã làm việc với các thể loại truyền thông khác nhau. Công việc nào mà chị yêu thích nhất? Ngành tôi học là thiết kế đồ họa. Tôi học thiết kế đồ họa tại School of Visual Arts ở New York. Đối với tôi, dù đó là tạp chí hay là một bài biên tập, một buổi chụp ảnh hay quảng cáo trên TV, video ca nhạc hoặc thậm chí là một bộ phim. Đối với tôi, tất cả đều là truyền thông thị giác. Tôi giao tiếp với thế giới thông qua hình ảnh và kể những câu chuyện bằng hình ảnh. Với mỗi một dự án, tôi đã học hỏi được rất nhiều. Trong suốt nhiều năm, tôi đã quen biết với rất nhiều người, xây dựng đội ngũ của mình cũng như nâng cao kỹ năng bản thân.
Rất nhiều kỹ năng có thể đến từ nghệ thuật hoặc Mọi thứ được tích lũy thành một tổ hợp kiến thức và tôi vẫn đang học hỏi mỗi ngày. Có lẽ không thể chọn một loại phương tiện truyền thông vì chúng ta đang sống trong thời đại của truyền thông đa phương tiện. Tôi biết đến chị qua rất nhiều mẩu tin tức, bài báo viết về sự nghiệp của chị. Nhưng cũng về một vai trò mới mà chị đã công khai gần đây. Và đó là Nhà thiết kế sản xuất cho rất nhiều bộ phim điện ảnh bom tấn. Và gần đây tôi được biết chị vừa kết thúc quá trình quay “Em và Trịnh”. Bộ phim sẽ được công chiếu vào năm sau Trước khi chúng tôi quay ngày hôm nay.
Chị đã giải thích cho tôi về vị trí thiết kế sản xuất. Mặc dù nó là cái tên khá mới trong một danh sách dài những vị trí chị từng đảm nhận nhưng không quá mới với chị. Chị đã làm những gì ở vị trí đó? Nhà thiết kế sản xuất không còn lạ gì trong ngành công nghiệp làm phim. Nó đã xuất hiện kể từ khi công nghiệp làm phim ra đời. Đó là một vai trò rất quan trọng nhưng thường bị rất nhiều người bỏ qua. Một nhà thiết kế sản xuất sẽ chịu trách nhiệm tạo ra không gian thực tế của toàn bộ bộ phim. Từng cảnh một, tôi sẽ phải chia nhỏ nó ra. Và về cơ bản mọi thứ bạn thấy trên màn hình đều là công việc của tôi.
Bởi vì tôi sắp xếp mọi thứ, từ cái ghế bạn ngồi, quần áo bạn mặc đến kiểu trang điểm bạn mang. Tất cả đều kể về một câu chuyện. Về cơ bản khi bạn nhìn thấy một nhân vật trong phim. Và sau đó bạn tin rằng người diễn viên thuộc về nơi đó. Bạn tin điều đó nhờ quần áo, lớp trang điểm của nhân vật hay bối cảnh diễn viên đang đứng, đạo cụ người đó chạm vào. Mọi thứ vô hình liền mạnh với nhau. Và công việc của tôi hoàn thiện khi người xem tin vào những gì họ thấy là hợp lý. Tôi từng có cơ hội tham gia vào một bộ phim điện ảnh trước đây. Luôn thật kỳ diệu khi nghe về quá trình sáng tạo của đoàn làm phim.
Bởi vì tôi cảm thấy bộ phim rất khác trong con mắt mỗi nhà sáng tạo. Và nó luôn là một điều vinh dự khi được nghe về quá trình này. Đại đa số khán giả khi nghe đến nhà thiết kế sản xuất thường sẽ nghĩ 0:08:17.160,1193:02:47.295
nhà thiết kế là người thể hiện góc nhìn, ý tưởng của đạo diễn Nhưng bản thân tôi nghĩ về nhà thiết kế sản xuất là những người cũng có quyền tự chủ ý tưởng của riêng mình cho bộ phim. Vì họ góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên ý nghĩa cho bộ phim bằng cách tạo ra các yếu tố về mặt hình ảnh. Vì vậy, khi nói đến công việc thiết kế, chị có cảm thấy mình đang phát triển tầm nhìn của một người khác không? hay chị cũng đang thể hiện cá tính nghệ thuật của mình vào công việc này? Có một sự khác biệt lớn với công việc tôi đã và đang làm ở tạp chí.
Với tạp chí, đó là “tôi”. Tất cả các buổi chụp hình, biên tập đều theo tính chủ quan, rất cá nhân. Bất kể là cảm hứng từ bộ sưu tập hay từ cuộc gặp gỡ với một ngôi sao nào đó. Sau đó tôi sẽ lĩnh hội nó, tất nhiên với cả ekip sẽ phát triển định hướng của mình. Nhưng với sản xuất điện ảnh, đó là cả một sự hợp tác lớn. Trước hết, đó là câu chuyện của đạo diễn nên người đó có tiếng nói cuối cùng về các quyết định. Nhưng đó cũng là một sự hợp tác rất lớn nên mọi người sẽ cùng đóng góp chuyên môn của họ cho bộ phim. Thông thường quy trình làm việc là đọc qua kịch bản và tham gia buổi casting. Tôi xem các nhân vật sẽ dần đi vào cuộc sống như thế nào thông qua tài năng của các diễn viên.
Thông thường sau các bước như casting và đọc kịch bản, tôi sẽ đưa ra một mood board để thể hiện cảm xúc của tôi về bộ phim này. Những yếu tố hình ảnh, màu sắc, tâm trạng và cảm giác mà tôi nghĩ phù hợp với bộ phim này. Và tôi sẽ thảo luận với đạo diễn về cái nhìn cũng như cảm nhận chung chung và khái quát về bộ phim. Nó sẽ mang màu trầm ấm, lạnh lẽo hay kịch tính Không phải về âm sắc mà là về màu sắc, tâm trạng và cảm giác của toàn bộ phim. Và khi dự án tiếp tục, chúng tôi sẽ đi vào chi tiết. Chúng tôi sẽ chia nhỏ từng cảnh và chú ý những chi tiết nhỏ nhất. từ makeup, trang phục, màu móng tay, từng nhân vật cho đến từng đạo cụ.
Cực kì chi tiết. Bởi vì có thể bạn nghĩ những vấn đề đấy không là gì cả. Nhưng khi bạn nhìn thấy tổng quan trên màn hình lớn, đó lại là một hạt sạn lớn. Và nó dễ gây chú ý và còn được nhấn mạnh. Điện ảnh không giống như MV. Một bộ phim sẽ được chiếu ngoài rạp rồi nó sẽ chiếu trên Netflix. Đó là vòng đời không có điểm kết thúc của nó, và cả sự bất tử ảo của quá trình sản xuất nữa. Và nó ở đấy mãi mãi, tôi đã từng mắc lỗi nhiều lần, nếu sản phẩm có lỗi, và nó sẽ ở đó mãi mãi. Tôi sẽ kiểu: “Ôi không” Tôi đã có thể làm nó khác đi. Đó là những gì chị Hà Đỗ đã làm để trở thành một nhà Thiết kế Sản xuất.
Và phần tiếp theo sẽ là những triết lý của chị Hà Đỗ với vai trò vừa là Giám đốc Sáng tạo, vừa là nhà Thiết kế Sản xuất cũng như cuộc sống của một người mạnh mẽ, độc lập. Giờ thì hãy đến với phần On The Go. Xin chào! Tôi là Hoàng Bảo Trâm. Bạn có thể nhận ra tôi là thí sinh đã trình bày phần thuyết trình tiếng Anh tại Hoa hậu Việt Nam 2020. Nhưng tôi không chỉ là một cô gái biết điểm trang. Tôi học tiếng Nhật ở cấp 2, là học sinh Chuyên Toán ở cấp 3 khi du học. Chuyên ngành đại học của tôi là Khoa học dữ liệu và hiện tại tôi đang làm việc trong lĩnh vực Truyền thông. Không liên quan lắm nhỉ? Lý do là tôi thích gặp gỡ những người mới, học được những điều mới.
Và đắm mình vào những cuộc phiêu lưu thú vị. Và tôi vô cùng hào hứng trở thành một phần của gia đình IFO Đón chờ tôi dưới cương vị người dẫn chương trình mới của IFO On the go nhé! Xin chào mọi người, tôi là Bảo Trâm. Và đây là lần đầu tiên tôi xuất hiện tại On The Go. Hôm nay, tôi sẽ dẫn các bạn đi một cuộc hành trình đến một trường đại học rất đặc biệt, bởi vì ở đây có rất nhiều các phòng thí nghiệm. Chúng ta sẽ có một hành trình thú vị và khá hồi hộp ở đây. Tôi nói là hồi hộp bởi vì chúng ta sẽ trực tiếp được xem phòng xác. Các bạn đã đoán được đây là trường đại học nào chưa? Đó chính là trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng ta cùng đi nhé! Xin chào. Đồng hành cùng với tôi ngày hôm nay, chúng ta có một người bạn, người hướng dẫn viên rất đặc biệt. Minh, hãy giới thiệu một chút về bản thân bạn với khán giả đi. Xin chào các khán giả của IFO, tôi tên là Quách Minh và tôi đang là sinh viên của trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn bạn đã là người dẫn đường cho chúng tôi ngày hôm nay. Cảm ơn bạn đã là người dẫn đường cho chúng tôi ngày hôm nay. Vậy bạn là sinh viên năm mấy của trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh? Tôi đang là sinh viên năm thứ 6 ngành Y đa khoa. Năm thứ 6 là năm cuối, năm gần cuối hay bạn chuẩn bị tốt nghiệp rồi? Bạn có thể gọi tôi là tiền bối.
Sẽ mất 6 năm cho một sinh viên năm nhất để trở thành một bác sĩ thực tập. Có bao nhiêu chuyên ngành ở trường bạn? Có rất nhiều ngành như là Y đa khoa, Răng hàm mặt, Dược học tôi không thể kể tên hết được. Vậy là bạn sẽ trở thành một bác sĩ đa khoa đúng chứ? Chính xác. Điều đó sẽ cần 6 năm để thực hành. Vậy bạn có lời khuyên gì cho các bạn học sinh cấp 3, những người muốn trở thành một sinh viên ngành Y trong tương lai không? Tôi cho rằng tất cả các học sinh ngành Y đều cần siêng năng và cẩn thận. Những bạn học sinh cấp 3 cần nhận thức được điều đó. Ngoài ra, có một điều mà tôi đã đề cập đến, theo tôi thì, nó quan trọng ngang với sự chăm chỉ, đó là tâm lý.
Qua 6 năm học tại trường Y và qua thời kỳ chiến đấu với COVID, tôi tin rằng trách nhiệm của một người bác sĩ rất cao cả. Để chia sẻ gánh nặng và chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân, một sinh viên y khoa giỏi, hay một bác sĩ giỏi cần phải giữ một trái tim ấm áp và một cái đầu tỉnh táo ngay cả trong nhũng tình huống nguy cấp. Vì thế lời khuyên của tôi với những bạn học sinh trung học đó là, nếu bạn định thi vào trường Y, hãy suy nghĩ thật kỹ. Nếu bạn có khả năng chịu được gian khổ và có khả năng đồng hành cùng người bệnh thì ngành Y là một lựa chọn rộng mở cho bạn. Tuy nhiên, không sao nếu bạn chưa sẵn sàng.
Nhưng làm ơn hãy xem xét lại tất cả các quyết định của mình trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Quả thực đây là một nghề rất quan trọng và cao quý. Và là một sinh viên năm cuối, hẳn sẽ có rất nhiều thứ trong trường mà bạn sẽ chỉ cho chúng tôi đúng chứ. Hãy đưa chúng tôi đi nào. Được rồi, đi thôi. Đây là một phòng thực tế ảo để tôi chỉ cho bạn một phòng rất đặc biệt, nó có rất nhiều mô hình mà bạn có thể quan tâm, phòng đào tạo nâng cao. Chúng tôi được học cách nghe nhịp tim và tiếng phổi với rất nhiều hình nộm ở đây. Chào mừng đến với một trong những phòng thí nghiệm lớn nhất của chúng tôi, Nó rất rộng với nhiều máy móc và chai lọ ở đây.
Tất cả các thiết bị ở đây đều rất tiên tiến và chúng chỉ được sử dụng cho mục đích học tập hoặc nghiên cứu khoa học. Để tôi ví dụ cho bạn thấy. Chúng ta có một dung dịch natri clorua, và tôi sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng máy khuấy. Máy khuấy? Đúng vậy, nó sử dụng để khuấy chất lỏng. Bước đầu tiên là, tôi sẽ sử dụng cá từ tính và sẽ đặt nó vào chất lỏng ở đây. Nó trông không giống một con cá lắm. Và tôi sẽ bật cái này lên, khi tôi khởi động nó, con cá bắt đầu quay Nó xoáy xung quanh với nước. Nhưng hôm nay chúng ta chỉ có natri clorua ở đây nên sẽ không có phản ứng gì xảy ra trong bình đúng chứ. Đúng vậy.
Tôi nghĩ các nhà khoa học sẽ làm nhiều thứ hơn, không chỉ có natri clorua, nhưng hiện tại chúng ta chỉ đang thử nghiệm thiết bị này thôi. Tôi nghĩ là các bạn sẽ thích nó, vì vậy hãy đón chờ. Hãy đón xem địa điểm tiếp theo sẽ là gì nhé. Cùng đi thôi! Chào mừng trở lại từ On The Go, và hãy tiếp tục với cuộc trò chuyện của chúng tôi. Bởi vì mùa 8 là một mùa rất đặc biệt, dành riêng để khuyến khích sinh viên đại học và học sinh trung học bắt đầu khám phá niềm đam mê của họ và tìm hiểu về các lĩnh vực họ quan tâm. Vậy điều đầu tiên chị nghĩ đến khi chị lựa chọn nghề nghiệp của mình ngày hôm nay là gì? Tôi đã luôn biết rằng tôi muốn làm về nghệ thuật, bởi vì từ khi còn nhỏ, tôi đã thích tô vẽ, làm những đồ nhỏ nhỏ cho búp bê làm nhà cho búp bê từ giấy, bìa.
Và sau đó tôi đã ôn thi để thi vào trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tôi đã trượt, nó vẫn làm tôi buồn. Điều đó thật bất ngờ. Nó rất khó, nó là một cách giáo dục nghệ thuật theo kiểu học thuật. Và tôi đã không phù hợp với con đường đó. Nhưng tôi được nghe kể là nhiều người cũng trượt bài thi đó. Nó là một cuộc lựa chọn khắt khe. Đúng vậy, nó là một ngôi trường khó để vào. Sau khi tôi trượt, đó là một thất bại đầu tiên và lớn nhất với tôi vào lúc đó. Sau khi tôi trượt bài thi đó, mẹ đã cho tôi sang Mỹ để học. Trong hai năm đầu tôi chỉ học về nghệ thuật nói chung, bởi vì trước đó không được học các lớp học vẽ như bây giờ.
Hồi đó cũng không có Youtube để bạn có thể tự học.. Khi tôi đến Mỹ,. và học vẽ, học tô màu, học điêu khắc, và vẽ hình bằng máy tính. trong suốt 2 năm đầu tiên,. và sau đó tôi chọn học chuyên ngành Thiết kế Đồ họa.. Tôi được đến New York,. và trở thành sinh viên của trường School of Visual Arts tại New York. đều như một giấc mơ thành sự thật vậy.. Là một cô gái trẻ ở thành phố lớn,. bạn biết đấy, nó giống như lời bài hát. “Concrete jungle where dreams are made of”. Nó đúng là như vậy.. Tôi đã nghe bài hát này vài năm sau khi tôi tốt nghiệp,. và nó như nói về tôi vậy.. Chính là chị.. Đúng vậy, chính là tôi.. Bạn ở trong một thành phố lớn,. ngôi trường chỉ là một yếu tố nhỏ. trong rất nhiều thứ mà bạn được truyền cảm hứng từ thành phố đó,. bảo tàng, ga tàu điện ngầm, những người xung quanh bạn. hay là những nghệ sĩ, hoặc chỉ là những người bình thường.
Đều truyền cảm hứng để bạn trở thành một người nghệ thuật. Và sau khi tốt nghiệp, những năm đầu tiên khá là khó khăn, bởi vì đối với tôi, New York là một nơi rất cạnh tranh. Tôi đã làm thực tập sinh tại một tờ tạp chí ở New York và tôi cũng làm tại một Công ty quảng cáo ở New York. Nó rất khó khăn, nhưng nó cũng truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều vào thời điểm đó. Và tôi luôn cảm thấy có một dấu ấn sâu sắc bên trong tôi đã thôi thúc tôi đi theo mọi thứ về thiết kế, truyền thông, tạp chí Dù trước đó tôi còn chẳng biết nó là gì. Vì thế tôi trở về Việt Nam, tôi làm việc cho một công ty quảng cáo Tôi đã nhận được một giải thưởng và nó động viên tôi rất nhiều nó tạo nền móng cho chị Nó là một bứt phá của tôi Nó cho tôi thêm tự tin Và sau đó tôi tiếp tục Và sau đó cuộc sống của tôi không còn như trước đây.
Tôi thấy hành trình theo đuổi nghệ thuật của chị là một đam mê ấp ủ rất lâu. Và sau khi hiện thực hoá những học hỏi, thành tựu và kinh nghiệm. đam mê đó vẫn luôn tồn tại bên trong chị, và vẫn luôn là những điều chị khao khát hướng tới. nó là thực sự truyền cho tôi những cảm hứng sâu sắc Bởi vì Đâu phải lúc nào chúng ta cũng có thể theo đuổi một thứ gì đó mãnh liệt tới vậy đúng không? Tôi không nghĩ đó là chuyện xảy ra nhiều lần trong đời người. Tôi nghĩ đối với tôi, nó như thể tôi có những hình ảnh này trong tâm trí hoặc tôi phải vẽ nó ra hoặc tôi phải viết về nó bởi vì tôi đã nghe một câu nói rất hay Cách để biết một thứ gì đó là hãy suy nghĩ cho đến khi bạn nhìn thấy nó.
Tôi là một người trực quan, vì vậy nếu tôi nghĩ đến cái gì tôi phải hình dung nó hoặc hiện thực hóa nó bằng cách nào đó. Ví dụ khi tôi nghĩ về một nhân vật trong kịch bản Tôi sẽ làm mọi thứ để phác họa để nhận ra nhân vật đó. Cho cô ấy mặc một trang phục phù hợp cố gắng thử nghiệm với các trang phục khác nhau và trang điểm và làm tóc đó là toàn bộ quá trình đối với tôi. Đó là sự học hỏi và cũng là phần tận hưởng của nó. Đôi khi tôi xem xét các sản phẩm cuối cùng và tôi có thể thích hoặc không nhưng tôi yêu tôi yêu quá trình nó hình thành. Phần khó khăn và mệt mỏi nhất của nó đó là đối với tôi không phải là sản phẩm mà là cả quá trình.
Người ta thường nói hãy tin tưởng vào quá trình đúng vậy đấy. Bởi bạn sẽ học hỏi từ đó và đó là phần đáng tận hưởng nhất. Bạn làm việc với nhóm của mình và nhận ra những điểm mạnh của họ và cùng nhau tạo ra điều kỳ diệu. Trong quá trình đó bạn kết bạn và kết cả thù từ cả quá trình đó sự thật là tôi rất thích phần đó. Quả thật khi nhận định khi bạn nói về điều bạn thực sự yêu thích mắt của bạn sẽ sáng lên và tôi thấy điều đó ở chị và thành thật mà nói, tôi nghĩ khi những người mơ mộng họ hiện thực hóa tầm nhìn của mình, thế giới sẽ trở nên phong phú một cách nhiệm màu. Cảm ơn chị rất nhiều vì đã mang tầm nhìn sáng tạo của mình tới thế giới này, và làm cho chúng tôi thấy những điều kỳ diệu trong tâm trí của chị.
Đó là cuộc trò chuyện thứ 2 của chúng tôi. Giờ hãy quay trở lại với chuyên mục On the go! Đây là nơi tôi đã nói về Đây là khoa giải phẫu. Giải phẫu học là nghiên cứu về cách các cơ quan và vị trí cũng như cấu trúc của mỗi cơ quan ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào? Và trong khoa giải phẫu cũng có đơn vị đào tạo phẫu thuật tử thi. Trong giải phẫu sinh viên y khoa học trên các mô hình và cả tử thi hay còn gọi là xác chết. Và một số giáo viên của chúng tôi thực sự nói rằng xác chết là một trong những giáo viên lớn nhất của chúng tôi. Bởi vì nhờ họ mà chúng ta có thể có tài liệu để nghiên cứu giải phẫu học và biết cơ thể con người trông như thế nào.
Quả thật! Căn phòng mà tôi muốn đưa bạn đến là phòng điều hành trải nghiệm. Nó được sử dụng để cho người học quan sát và luyện tập phẫu thuật. Bình thường khi bạn bước vào một căn phòng như thế này bạn sẽ rửa tay ngay tại đây? Đây là nơi chúng ta rửa tay, và trong nghiên cứu y học có một kỹ thuật gọi là rửa tay tiệt trùng. Nó tiệt trùng trong tay chúng ta và đảm bảo an toàn cho người bệnh trước khi đeo găng tay. Sau khi đeo găng tay vô trùng, bác sĩ phẫu thuật sau đó bước vào bên trong khu vực này. Tôi thấy rất nhiều màu xanh. Hầu hết mọi thứ trong phòng phẫu thuật được sơn màu xanh lam. Bạn có biết tại sao lại có màu xanh lam không? Tất nhiên là có! Máu chúng ta màu đỏ vì vậy màu xanh lam là màu bù giúp mắt của bác sĩ phẫu thuật dịu lại.
Và sau đó chúng có thể hoạt động tốt hơn trong tất cả các tình huống có máu. Một sự thật rất thú vị tôi được học hôm nay từ bạn! Bạn có thể nhìn vào hệ thống phẫu thuật, bạn có thể xem hệ thống chiếu sáng tại đây. Đây là một phần rất quan trọng của hệ thống. Nó tạo ra ánh sáng nhưng không tạo ra nhiệt, để đem lại tầm nhìn tốt hơn cho ca phẫu thuật. Vì vậy nó không quá nóng sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động ở đây. Bạn mất bao nhiêu thời gian để thực sự học tất cả những kiến thức này và hoàn toàn tiếp thu nó? Thành thật mà nói, chúng tôi học được điều đó qua thời gian thông qua việc thực hành và qua việc nhìn vào tất cả những mô hình này hàng năm trời.
Vậy là tại UMP, sinh viên được thực hành rất nhiều để có kinh nghiệm thực tế, không chỉ trên những mô hình như chúng ta vừa nhìn thấy ở tầng trên mà còn trên xác chết, trên cơ thể của chính học viên và sau đó chúng ta sẽ xem những gì đang diễn ra trong phòng phẫu thuật từ máy ảnh trong máy này đúng không? tôi nghĩ đây là một trong những phòng trải nghiệm tiên tiến nhất khu vực phía Nam phải không? Tất nhiên rồi! Tôi nghĩ đó là cái tiên tiến nhất ở miền nam Việt Nam. Thật là thú vị! Cảm ơn Minh vì hôm nay đã trở thành một hướng dẫn viên du lịch tuyệt vời, đã đưa tôi đi quanh trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Cá nhân tôi đã học được rất nhiều và tôi hy vọng bạn cũng vậy. Chúng tôi có thể thử nghiệm một loại phòng thí nghiệm khác nhau và các lớp học thử nghiệm mà các sinh viên Y khoa phải trải qua trong suốt quá trình thực hành và trong suốt sự nghiệp của họ. Tôi hy vọng hôm nay đã cho bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống sinh viên Y khoa, và biết cách chúng tôi trải nghiệm học tập thực tế như thế nào. Cảm ơn bạn đã đến ngày hôm nay và cảm ơn vì đã dẫn chương trình rất tuyệt vời. Tôi hy vọng sẽ gặp lại bạn một ngày nào đó. Chắc chắn rồi! Cảm ơn Minh và trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi đã học được rất nhiều ngày hôm nay và chúng tôi rất nóng lòng được gặp bạn trong tập tiếp theo. Đó là phần IFO On The Go của ngày hôm nay. Mời quay trở lại với trường quay. Hẹn gặp lại, tạm biệt. Chào mừng các bạn đã quay trở lại. Ngay bây giờ chúng ta đến với phần rất thú vị. Chúng ta có thể khám phá quá khứ huy hoàng, quãng thời gian tươi sáng đầy hứa hẹn của chị Hà Đỗ thời đại học. Chị đã có trải nghiệm vui vẻ tại trường đại học chứ? Lúc đầu thì không đâu. Tôi là một trong những sinh viên đầu tiên đi du học ở Mỹ, du học không có học bổng, vào cuối những năm 1990 đầu những năm 2000 Ban đầu rất khó khăn và khổ sở bởi vì tôi không nói được nhiều tiếng Anh.
Và tôi chưa bao giờ sống ở nước ngoài. Và bạn biết đó, một thiếu niên, đang sống với gia đình, chuyển ra ngoài tới một ký túc xá. Nó đã thực sự khó khăn! Vì vậy về cơ bản những năm đầu tiên tôi chỉ dành để làm quen với cách sống của người Mỹ Và người dân, những người bạn của tôi ở trường họ quá giỏi, Ý tôi là họ đến từ khắp nơi trên thế giới, và đều đến đây để đạt được điều gì đó. Tôi nhớ rằng những người bạn Hàn Quốc đã cực kì xuất sắc. Khiến tôi cứ luôn hỏi rằng “Sao không đi làm luôn đi.”, “Các thiết kế của bạn quá tuyệt rồi mà.” Đặc biệt là khi bạn học nghệ thuật, bạn cần hơn cả mỗi kỹ năng, bạn cần có kiến thức văn hóa, kinh nghiệm sống,
Và có rất nhiều điều tôi cần thích nghi. Tôi chưa bao giờ xem các chương trình mà họ hay xem, kiểu như Friends. Vâng, Friends tới giờ vẫn còn chiếu. Tôi đã chưa từng tìm hiểu chính trị. Và tôi chưa bao giờ tham gia vào những cuộc tranh luận sâu sắc về triết học hoặc chính trị Và tôi phải bắt kịp tất cả những điều đó. Khi đó, mỗi ngày tôi đều như 1 con mọt sách vậy. Mọi người sẽ nghĩ rằng sinh viên nghệ thuật họ đi chơi ở quán cà phê, họ hút rất nhiều thuốc và tiệc tùng, nhưng tôi như mọt sách vậy. Tôi sẽ đến nơi yêu thích của tôi là thư viện công cộng New York. Tôi sẽ đến đó, tôi sẽ xem qua toàn bộ bộ sưu tập của Dover, bộ sưu tập tranh Hồi đó họ có những thứ đó.
Kiểu những Clipart và CDROM. Những người ở thế hệ này sẽ khó biết chúng như thế nào. Nhưng tôi đã xem toàn bộ bộ sưu tập sách với đĩa CDROM ở phía sau. Và sau đó tôi xem qua tất cả các họa tiết và hoa văn, rồi chép tay lại các mẫu đó. Đôi khi tôi sẽ đến bảo tàng mà tôi yêu thích, The Met Nó vẫn là một trong những địa điểm tôi yêu thích nhất, lúc nào cũng vậy. Tôi thật ngốc nghếch Tôi yêu sự khờ dại vì có quá nhiều thứ để khám phá. Và đã chẳng có một ngày buồn chán nào ở New York. Bạn không quan tâm căn hộ của bạn nhỏ và bẩn đến mức nào bởi vì bạn chỉ quay về đó để ngủ. Thế giới trong tầm tay bạn.
Bạn chỉ cần đi trên đường phố và có rất nhiều thứ đang diễn ra. Bạn đến ga tàu điện ngầm. Bạn thấy một người đàn ông vừa hát vừa nhảy. Bạn lên tàu điện ngầm Bạn thấy mọi người đọc sách Đó là phần yêu thích của tôi Mọi người cùng ngắm nhìn nhau và sau đó bạn đi đến các điểm dừng khác nhau. Và bạn khám phá một triển lãm nghệ thuật hoặc một show diễn mới. Có quá nhiều điều diễn ra và tôi đơn giản là rất thích nó. Tôi yêu năng lượng sôi động và sáng tạo mà New York có. Và tôi nghĩ rằng mình đã học được rất nhiều điều từ thành phố đó. Vậy chị đã là 1 cô sinh viên sáng dạ, ham tìm tòi và miệt mài học hỏi từ mọi mặt của cuộc sống không chỉ ở trường.
Một trường học dạy về thiết kế đồ họa Và nó được đặt ở một trong những nơi sầm uất nhất, một trong những thành phố cạnh tranh nhất. Chương trình học có gì đặc biệt không? Chị có thích quá trình học khi đó chứ? Tôi uớc gì trường mình đã khắt khe hơn một chút vì tới giờ nhìn lại thì tôi vẫn không chắc mình đã học gì suốt 5 năm ở đó. Trường học của tôi rất khai phóng theo cách mà bạn phải rất năng động Bạn phải tạo chương trình học của riêng mình. Và một số giáo viên mà tôi chọn còn có những cách dạy không giống ai. Tôi đã quá quen với cách học của mọi người ở Việt Nam Các giáo viên giảng, rồi bạn phát biểu, Và sau đó bạn ghi bài và bạn làm rất nhiều bài tập.
Nhưng hồi đó tôi nhớ có một lớp Đó là thiết kế đồ họa 101, nghĩa là lớp nhập môn cơ bản. Tôi nhớ vì lớp đó chỉ học một lần một tuần, buổi học diễn ra trong một giờ. Và giáo viên đã bảo chúng tôi hãy mang theo một tấm thảm tập yoga để thiền. Và sau đó chúng tôi thiền trong lớp thật. Và sau đó giáo viên công bố bài tập về nhà, về thiết kế. Thầy cho chúng tôi một hình vuông 4×4 inch. Một tấm gỗ có Nefertiti Nữ hoàng Ai Cập Một con kiến, một con voi, Và 3 màu: màu trắng của tờ giấy, màu đen và xanh lá cây. Và với tất cả những yếu tố đó, bạn phải tạo ra 50 sự kết hợp khác nhau. Đó là một vấn đề nan giải.
Và tôi đã kiểu: Em xin lỗi thầy Thầy đã dạy gì đâu? Chúng em vừa mới thiền xong Em thậm chí không biết cách sử dụng illustrator. Và thầy kiểu: Đó là việc của bạn. Tôi không ở đây để dạy bạn cách dùng một phần mềm, Tôi ở đây để dạy bạn cách tư duy, và các bạn sẽ có 1 tuần để thực hiện bài tập 50 sự kết hợp, tới lúc đó tôi sẽ quay lại. Tôi nghĩ 23 tác phẩm đầu tiên mà tôi đã làm mọi thứ nằm bên trong chiếc hộp lập phương có kích thước 4×4 đó. Con kiến luôn nhỏ hơn con voi. Và chỉ có 1 con kiến, 1 con voi, bạn biết đó những sự sắp đặt, Nhưng sau 4 tới 5 tác phẩm, tôi bắt đầu chán Tôi quyết định sẽ quên mọi quy luật, và tôi cho con kiến to hơn con voi.
Tôi sẽ làm cho kiến ở bên ngoài hộp. Và tới tác phẩm thứ 48, 50 Tôi thực sự đã tạo ra những cách cắt xén điên rồ và những cách xử lý khác thường với những yếu tố đó. Nhờ đó, tôi nhận ra rằng có nhiều hơn một cách dạy và đồng thời có vô vàn cách học. Và điều quan trọng nhất là bạn phải dành thời gian cho chính mình. Hãy cứng cỏi, hãy vô thức, hãy dại khờ. Đó là một trong những điều đầu tiên tôi học được. và sau này tôi áp dụng nó trong lĩnh vực quảng cáo của mình. Khi bạn có một bản yêu cầu từ một khách hàng Bạn không thể chỉ nghĩ ra ba ý tưởng Hãy đưa ra 100 Bạn cứ viết ra đi, không ngừng thử, Và triển khai chi tiết 10 cái và sau đó trình bày 5.
Khách hàng sẽ chọn 3 và chúng ta luôn quay lại ý tưởng đầu tiên. Đó là những gì xảy ra! Đó là cách mọi thứ xảy ra! Nhưng tôi thích quá trình đó Tin vào quá trình bởi vì nó chính là mọi thứ! Chào mừng bạn trở lại và đã đến lúc cho một thử thách IFO khác Vì vậy, mỗi tập chúng tôi đặt ra một thử thách nhỏ cho khách mời Và tôi có một thử thách rất thoải mái cho chị. Chỉ để biết về chị nhiều hơn một chút. Vì vậy, thử thách này được đặt tên là thử thách “5 đồ vật”. Với mỗi từ khoá tôi hỏi, chị đưa lại cho tôi 5 từ, 5 vật phẩm mà chị cảm thấy phù hợp. Câu hỏi đầu tiên là: Đồ ăn yêu thích ở New York? 5 đúng không? Pizza, cỡ lớn tôi thường mua ở Đại lộ Bedford Ngay khi tôi xuống khỏi tàu.
Đồ ăn Trung Quốc, tất cả mọi thứ trong một hộp hai đô la ở khu phố Tàu. Burrito Hotdog. Rất đặc trưng! Một cái bánh vòng với cà phê, cũng 2 đô, cho bữa sáng Nghe có vẻ như một bữa sáng rất ngon! Câu hỏi tiếp theo: 5 phim khiến bạn khóc? Tôi chỉ có một, đó là ELF. Đây là một bộ phim Giáng sinh bạn nên xem. À còn một cái khác là 10 phút đầu tiên của phim hoạt hình Up. Tôi cảm thấy muốn khóc khi nói về bộ phim đó. Chỉ cần nghe nhạc thôi là đã có thể xúc động rồi. Nhưng chỉ trong 10 phút đầu tiên! Tiếp theo: 5 tội ác thời trang? 5 thôi á? Tôi có hàng đống. Dép xỏ có quai. Tôi không biết tại sao mọi người lại đi nó.
Tôi cũng không hiểu sao mọi người lại đi mấy đôi sneakers luôn. Tôi cũng không hiểu sao mọi người lại đi mấy đôi sneakers luôn. Mấy đôi giày thể thao màu trắng cũ kỹ xấu xí từ những năm 80. Mũ quả dưa. Bất cứ thứ gì bằng nhựa. Đó khoảng thời gian rất thú vị trong thế giới thời trang. Đó là 3 câu hỏi, 5 vật phẩm với chị Hà Đỗ! Thử thách IFO đã hoàn thành! Đó là chị Hà Đỗ tuyệt vời của chúng ta trong tập ngày hôm nay. Một lần nữa cảm ơn chị rất nhiều vì đã đến với chương trình. Không chỉ một mà là hai lần! Hy vọng chúng tôi sẽ được gặp lại chị trong tương lai. Và đó là một tập thú vị khác của IFO Nightly Show.
https://youtu.be/b9KgM3P_9XQChào mừng các bạn trở lại với IFO Nightly Show mùa 8. Với những người biết đến tôi, hẳn đều biết tôi đang là sinh viên ngành Nghệ Thuật và Truyền Thông. Và tôi luôn rất tò mò về những việc làm trong lĩnh vực rộng lớn này. Và công việc ấy cần những bằng