Trong cuộc sống. bạn nhận thấy có những người. công việc rất thuận lợi và trôi chảy. họ tiến tới rất nhanh. với những giải pháp cực kỳ sáng tạo. trong khi đó. xung quan bạn thì lúc nào cũng toàn là vấn đề. bạn cứ luẩn quẩn hoài mà chưa tìm ra lối thoát
Trong cuộc sống. bạn nhận thấy có những người. công việc rất thuận lợi và trôi chảy. họ tiến tới rất nhanh. với những giải pháp cực kỳ sáng tạo. trong khi đó. xung quan bạn thì lúc nào cũng toàn là vấn đề. bạn cứ luẩn quẩn hoài mà chưa tìm ra lối thoát. nếu vậy. hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn. một kỹ năng vô cùng hữu ích. đó là kỹ năng GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. mình tin rằng cuộc đời bạn sẽ thay đổi. nếu bạn nắm bắt được kỹ năng này. nên hãy cố gắng dành thời gian. xem hết video này nhé. Trong hồ sơ xin việc. phần lớn chúng ta đều ghi rằng. tôi có kỹ năng giải quyết vấn đề rất tốt. nhưng hôm nay. mình sẽ nói cho các bạn nghe một sự thật. rất ít người có được kỹ năng này. và có thể bạn không nằm trong số đó. Bạn không tin ư?. hãy cùng mình kiểm chứng xem. bạn đã có khi năng giải quyết vấn đề chưa nhé. Hãy thử hình dung.
Bạn là một người bị cận thị. nhưng một ngày kia bạn quên mang theo mắt kiếng. trước mắt bạn hiện ra một hình ảnh như sau. Câu hỏi đầu tiên: đây là NAM hay NỮ ?. Quá dễ, nhìn là biết đây là NAM rồi. Câu hỏi thứ hai: người này mũi CAO hay THẤP?. bạn bắt đầu phân vân. Câu hỏi thứ ba: người này mắt 1 mí hay 2 mí. bạn không biết câu trả lời. Bỗng anh ta cất tiếng hỏi. “Bạn có muốn làm bạn gái của mình hay không?”. Bạn đứng hình mất hai giây rồi trả lời. “để mình suy nghĩ thêm”. bạn phân vân là đúng rồi. nhìn anh chàng này. có vẻ không được hiền lành cho lắm. Ok!!!. Bây giờ mình thử đeo kính vào. rồi nhìn anh ta lại một lần nữa nhé. Wao!!! sao mà đẹp trai quá !!!. Xin giới thiệu với các bạn. đây là Omar. hay anh ấy còn có một biệt danh khác. đó là TRAI ĐẸP BỊ TRỤC XUẤT. Bạn thấy đó. khi đeo mắt kiếng vào. bạn sẽ thấy được mọi việc rất rõ ràng.
Và nếu nhìn kỹ. bạn còn có thể thấy được một chi tiết thú vị nữa. đó là trên mặt anh ấy. còn có một nốt ruồi nữa đó. Bạn thấy không. không có mắt kiếng thật nguy hiểm. vì mình phải đoán mò rất nhiều. Câu hỏi đặt ra là:. trong công việc có cái mắt kiếng nào. để mình nhìn rõ ràng mọi việc hay không?. Hãy dành 5 giây để cùng nhau suy nghĩ nhé !!!. Bạn đã có câu trả lời của mình chưa?. Nếu chưa, câu trả lời chính là:. cặp mắt kiếng trong công việc chính là MODEL. hay tiếng Việt còn gọi là MÔ HÌNH. chứ không phải là NGƯỜI MẪU đâu nhé. MÔ HÌNH là một hệ thống. hay một quy trình. đã được nghiên cứu và kiểm chứng. để chúng ta lấy đó làm mẫu chuẩn thực hiện theo. ví dụ. Trong Marketing có mô hình 4P. Nếu làm Marketing dịch vụ sẽ có mô hình 7P. Trong nhân sự có mô hình lương 3P. Chiến lược thì có phân tích SWOT. Phân tích đầu tư thì có mô hình 5 TÁC LỰC.
Nó chính là những chiếc mắt kiếng. rất hữu ích trong công việc. nó giúp cho mình nhìn thấy rõ. TỔNG THỂ cũng như từng CHI TIẾT. việc cần làm trong công việc. Quay lại chủ đề ngày hôm nay nào. Vậy MÔ HÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. sẽ như thế nào nhỉ?. Nếu bạn vào Google và gõ. PROBLEM SOLVING MODEL. sau khi click chuột. bạn sẽ thấy vô vàn những mô hình. liên quan đến GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Mô hình 6 bước. Mô hình 8 bước. Mô hình 9 bước. nhiều mô hình như vậy. thì tẩu hỏa nhập ma mất thôi. Sau một thời gian nghiên cứu và ứng dụng. mình xin giới thiệu với các bạn. một mô hình cực kỳ đơn giản. chỉ có 4 bước như sau. Bước 1: Xác định vấn đề. Bước 2: Xác định nguyên nhân. Bước 3: Đưa ra giải pháp. và bước 4: PDCA. Trong khuôn khổ video này. mình sẽ tập trung vào 3 bước đầu tiên. là 3 bước quan trọng nhất. riêng bước thứ 4. mình chỉ trình bày sơ bộ.
Và sẽ có một video riêng. để giới thiệu công cụ cải tiến vô cùng đơn giản. nhưng hiệu quả này của người Nhật. Chúng ta bắt đầu tìm hiểu bước đầu tiên. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ. một trong những rắc rối lớn nhất của chúng ta. đó là XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KHÔNG CHÍNH XÁC. nhưng đây lại là bước quan trọng nhất. bạn cứ hình dung. nếu XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KHÔNG CHÍNH XÁC. thì giống như đi thi hoa hậu. nhưng lại rớt ngay từ vòng gửi xe. Bây giờ hãy thử kiểm tra xem. nếu bạn đi thi hoa hậu. thì có rớt ngay từ vòng gửi xe không nhé?. Mời các bạn cùng nghe câu chuyện sau. Đây là vợ chồng tôi. cả hai đang sinh sống. và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. nhưng quê nội và quê ngoại lại ở Đồng Nai. nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 30 cây số. Do bạn bè thân thiết cũng đều ở đây. nên hầu như cuối tuần nào. vợ chồng tôi cũng đều về quê chơi. Một ngày kia.
Vợ tôi hốt hoảng kêu lên. “anh ơi đồng nghiệp em mới báo”. “cuối tuần này đám cưới nó”. “mà đồ đẹp mặc đi ăn tiệc”. “em lại để hết dưới quê”. “thường thì người ta cứ mời đám cưới trước 2 tuần”. “mà sao con nhỏ này mời trễ quá”. “bây giờ em phải làm sao?”. Hỡi các chuyên gia giải quyết vấn đề. Hãy xác định xem. vấn đề của vợ tôi là gì?. Chúng ta hãy cùng giành 10 giây. để suy nghĩ nhé. Bây giờ mình sẽ liệt kê một số câu trả lời. bạn xem có câu nào đúng ý bạn không nhé. Thứ nhất. Bạn mời đám cưới trễ. Thứ hai: quê ở xa nên không về lấy đồ được. Thứ ba: bà vợ nói vậy để chồng mua cho đồ mới. công nhận mấy bà vợ kì này cũng tinh vi thiệt. Theo bạn câu trả lời nào là đúng?. Câu số 1. Câu 2 hay câu 3. Nếu bạn chọn câu 1, xin chúc mừng !!!. bạn mà đi thi hoa hậu sẽ rớt ngay từ vòng gửi xe. Bạn thấy chưa. Chỉ một vấn đề đơn giản thôi.
Mà bạn đã xác định vấn đề chưa chính xác. Câu trả lời đúng phải là:. KHÔNG CÓ ĐỒ ĐẸP MẶC ĐI ĐÁM CƯỚI. Chúc mừng bạn nào đã nghĩ đến đáp án này. Cho bạn thêm một cơ hội nữa nhé. nào cùng tìm hiểu ví dụ thứ hai. Có hai bạn sinh viên tên là Hải và Lan. cả hai dự định tổ chức các buổi nhạc hội trong trường. để kiếm thêm thu nhập phục vụ việc học. Tổng số sinh viên trong trường là 1.000 người. Họ kỳ vọng sẽ có một nửa trong số đó. là 500 người sẽ mua vé xem hòa nhạc. Tuy nhiên trong buổi đầu tiên. chỉ có 100 người đến tham dự. thế là hai bạn bị lỗ vốn. Không bỏ cuộc. hai bạn quyết định làm một cuộc khảo sát. để tìm hiểu xem. Vì sao mọi người lại không đến xem hòa nhạc?. Câu hỏi của hai bạn ấy đưa ra như sau:. Bạn có đến tham dự buổi nhạc hội không?. Nếu không, xin vui lòng cho biết lý do. Kết quả khảo sát như sau:. 400 người không biết có chương trình ca nhạc này.
250 người có biết chương trình. nhưng không có hứng thú. 100 người không đủ tiền để mua vé xem hòa nhạc. 100 người đã đến xem. 100 người không có ý kiến. 50 người đã mua vé. nhưng bận việc đột xuất không thể tham gia. Mình tiếp tục đặt ra một câu hỏi. cho các chuyên gia GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ như sau. Vấn đề của hai bạn sinh viên này là gì?. Hãy dùng 10 giây để suy nghĩ nhé. Nào cũng trả lời xem. vấn đề của hai bạn sinh viên này là gì?. Thứ nhất: do không quảng bá về chương trình. nên không ai biết?. Thứ 2: không mời ngôi sao ca nhạc nên không thu hút?. Thứ 3: tổ chức hòa nhạc gần với ngày thi. nên không ai quan tâm?. Nếu bạn đã chọn câu trả lời. là một trong số này. Xin chúc mừng!!!. bạn lại rớt ngay tại vòng gửi xe. Sau đây là đáp án:. Vấn đề của hai bạn sinh viên này là:. Bị lỗ vốn do không đủ số lượng người tham dự.
Điều đó cho thấy. xác định được chính xácTÊN VẤN ĐỀ. không phải đơn giản như bạn nghĩ. Không sao !!!. hôm nay mình sẽ chỉ cho bạn. một công thức đơn giản như sau:. TÊN VẤN ĐỀ. chính là TÊN HẬU QUẢ. Nếu không có HẬU QUẢ. đó chưa phải là VẤN ĐỀ. “Bạn mời đám cưới trễ”. chưa phải là VẤN ĐỀ. vì nó chưa phải là HẬU QUẢ. “Không có đồ đẹp mặc đi đám cưới”. mới chính là VẤN ĐỀ. Tương tự như vậy. “Không quảng bá về chương trình”. cũng không phải là VẤN ĐỀ. “bị lỗ vốn do không đủ số lượng”. mới là TÊN CHÍNH XÁC của VẤN ĐỀ. Việc xác định vấn đề KHÔNG CHÍNH XÁC. sẽ dẫn đến việc giải quyết vấn đề KHÔNG HIỆU QUẢ. điều này mình sẽ chứng minh ở phần tiếp theo. Chúng ta cùng tìm hiểu bước thứ 2. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN. Đầu tiên. bạn phải thuộc nằm lòng. hai câu hỏi sau:. đây là hai câu hỏi quan trọng. quyết định việc giải quyết vấn đề. sẽ THÀNH CÔNG hay THẤT BẠI.
Câu hỏi thứ nhất. Có BAO NHIÊU NGUYÊN NHÂN dẫn đến vấn đề này?. Câu hỏi thứ hai. NGUYÊN NHÂN CỐT LÕI. hay NGUYÊN NHÂN LỚN NHẤT là gì?. Quay trở lại ví dụ đầu tiên. Vấn đề của người vợ là. “không có đồ đẹp mặc đi đám cưới”. vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì?. Đương nhiên câu trả lời ai cũng biết. “Do bạn mời đám cưới trễ”. Nhưng liệu còn có nguyên nhân. nào khác nữa hay không?. Hãy thử suy nghĩ cùng với mình xem nhé. Mười giây suy nghĩ bắt đầu. Hình như còn một nguyên nhân nữa thì phải. đó là:. “Không để đồ đẹp ở hai nơi”. như vậy vấn đề này có 2 nguyên nhân. và nguyên nhân cốt lõi là:. “không có đồ đẹp ở hai nơi”. Tại sao?. Bởi vì nếu như có đồ đẹp ở hai nơi. thì dù cho có nhận được thiệp mời trễ. người vợ vẫn sẽ có đồ đẹp. để mặc đi đám cưới. Như vậy là vấn đề. đã được giải quyết hoàn toàn. Ở phần trước. khi bạn gọi tên vấn đề này là.
“Do bạn mời đám cưới trễ”. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì?. Bạn sẽ liệt kê ra một đống nguyên nhân. đến từ người bạn. và cuối cùng. bạn thốt lên:. “Thôi kệ đi !!!”. “mình cũng chẳng thay đổi được gì”. nhưng như vậy có nghĩa là. bạn đã không giải quyết vấn đề. một cách triệt để. và nó có thể lại xảy ra trong tương lai. Một số người cho rằng. vấn đề này dễ ẹt. chạy ra ngoài mua đồ mới là xong. Nhưng nếu làm vậy. bạn thực ra chỉ đang xử lý sự cố mà thôi. vì mua xong rồi. lại mang về quê không để ở hai nơi. thì sẽ tiếp tục gặp vấn đề tương tự. Nếu bạn không tìm ra nguyên nhân cốt lõi. để giải quyết nó. chắc chắn vấn đề sẽ lặp lại trong tương lai. Không những thế. bạn sẽ còn lãng phí thêm tiền. cho những giải pháp không chính xác. Có một điều đáng buồn. chúng ta hay trở thành. những chuyên gia XỬ LÝ SỰ CỐ. chứ không phải là.
Chuyên gia GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Trong ví dụ thứ hai. chúng ta có vấn đề bị lỗ vốn. do không đủ số lượng tham dự. Hãy thử liệt kê các nguyên nhân ra nào ạ. Vậy là vấn đề này có 5 nguyên nhân. đương nhiên nguyên nhân cốt lõi là. “do không có nhiều người biết về chương trình”. Bạn lưu ý sắp xếp nguyên nhân từ lớn đến nhỏ. để có thể giúp bạn xác định thứ tự ưu tiên. vì khi nguồn lực có giới hạn. chúng ta cần ưu tiên. giải quyết các nguyên nhân lớn trước. nếu còn nguồn lực. sẽ giải quyết những nguyên nhân tiếp theo. Trong phần trước. nếu bạn gọi tên vấn đề của hai bạn sinh viên. là không quảng bá cho chương trình. Bạn lại vô tình gọi NGUYÊN NHÂN là VẤN ĐỀ. qua đó làm hẹp lại. phạm vi giải quyết vấn đề của chính mình. kết quả. bạn sẽ bỏ qua các nguyên nhân khác. và không giải quyết vấn đề hoàn toàn. sau đó phải tốn thời gian và công sức.
Để lần mò hết nguyên nhân này đến nguyên nhân khác. Đây chính là lỗi đầu tiên khi giải quyết vấn đề. nó có tên gọi là:. ĐƯA NGUYÊN NHÂN LÊN THÀNH TÊN VẤN ĐỀ. Để khắc phục lỗi này. bạn cần nhớ:. VẤN ĐỀ chính là HẬU QUẢ bạn phải nhận. còn NGUYÊN NHÂN chính là. tất cả những cái dẫn đến HẬU QUẢ đó. Tiếp theo là lỗi số hai:. chúng ta hay có khuynh hướng. CHỈ NGHĨ ĐẾN MỘT NGUYÊN NHÂN DUY NHẤT. điều này có thể. là do ảnh hưởng của việc giáo dục. trong một thời gian dài. chúng ta chỉ được dạy. để tìm ra duy nhất. MỘT CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG. Do đó. NGUYÊN NHÂN chúng ta nghĩ đến đầu tiên. trở thành NGUYÊN NHÂN DUY NHẤT. và chúng ta chỉ tập trung vào nó. mà không tìm kiếm những nguyên nhân khác. và thật đặc biệt. nguyên nhân duy nhất mà chúng ta nghĩ đến đó. bao giờ cũng xuất phát từ người khác. chứ không phải là lỗi của mình. như ví dụ đầu tiên.
Chúng ta nghĩ ngay đến nguyên nhân đầu tiên. là do đứa bạn. không hề nghĩ rằng. có thêm một nguyên nhân nữa. xuất phát từ phía mình. đó là. do mình không để đồ ở hai nơi. Khi hai vợ chồng cãi nhau. và dẫn đến li dị. vợ sẽ luôn nói là. tại ông suốt ngày nhậu nhẹt không quan tâm đến tôi. còn chồng thì phản bác lại. tại bà suốt ngày cằn nhằn. thấy mặt bà là chán rồi. theo bạn nguyên nhân là do ai?. Khi khó sự cố trong công ty cũng vậy. chúng ta thường đổ lỗi cho phòng ban khác. chứ không thấy cái mà mình làm chưa tốt. hoặc khi đề xuất của chúng ta không được duyệt. ta thường trách sếp không có tầm nhìn. mà không thấy một nguyên nhân nữa. là chúng ta chưa đủ khả năng. thuyết phục người khác làm theo ý mình. Để khắc phục lỗi này. bạn hãy luôn nhớ một câu như sau:. TIÊN TRÁCH KỶ, HẬU TRÁCH NHÂN. nghĩa là: trách mình trước, rồi mới trách người.
Nếu bạn tìm kiếm. những nguyên nhân xuất phát từ phía mình. bạn sẽ cảm thấy có lỗi và luôn cải tiến để khắc phục. và những hành động khắc phục này. sẽ cho bạn những kinh nghiệm. Mặc dù những kinh nghiệm bạn thu được. có thể chẳng to tát gì. nhưng những điều nhỏ bé ấy cộng lại. sẽ tạo ra một khác biệt lớn trong quá trình lâu dài. trong khi những người khác. loay hoay với những vấn đề lập đi lập lại. xung quanh bạn sẽ toàn là cải tiến. và vấn đề dần dần biến mất. đến một ngày nào đó. người biết cách giải quyết vấn đề. sẽ trở thành một điều gì đó vô cùng khác biệt. Tiếp theo là lỗi số 3. KHÔNG ĐÀO SÂU GỐC RỄ CỦA VẤN ĐỀ. Công ty Toyota. thường xuyên sử dụng một công cụ có tên là. 5 WHY. một công cụ tuy đơn giản nhưng hiệu quả. để tìm ra gốc rễ của vấn đề. Ví dụ. Chúng ta có vấn đề như sau:. khách hàng từ chối trả tiền. cho đơn hàng bán linh kiện.
Tại sao?. Giao hàng bị trễ. nên không thể sử dụng linh kiện kịp thời. Tại sao?. Chế tạo linh kiện tốn nhiều thời gian hơn dự kiến. Tại sảo?. Hết nguyên liệu. Tại sao?. Nguyên liệu tồn kho. dùng hết cho đơn hàng lớn chưa đặt thêm kịp. Tại sao?. Thời gian nhà cung cấp Giao hàng lâu. Vậy giải pháp của chúng ta là. tìm thêm nhà cung cấp nguyên liệu. có thể giao hàng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên chúng ta hay có xu hướng. dừng ngay tại nguyên nhân đầu tiên. nên thường giải pháp đưa ra chưa triệt để. Lỗi số 4:. TƯỞNG TƯỢNG RA NGUYÊN NHÂN. MÀ KHÔNG KIỂM CHỨNG. Những nguyên nhân như:. “Do vợ muốn chồng mua áo mới” trong ví dụ 1. Hay “tổ chức buổi ca nhạc vào mùa thi” trong ví dụ 2. là những dữ kiện không hề có trong đề bài. việc suy đoán nhiều nguyên nhân là một điều tốt. nhưng bạn nên kiểm chứng cẩn thận. trước khi xem nó là một nguyên nhân chính thức.
Tóm lại,. khi xác định nguyên nhân. bạn cần nhớ những điều sau. Thứ nhất,. hãy xác định tất cả những nguyên nhân gây ra vấn đề. Thứ hai,. tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. trong đó cần lưu ý. không đưa nguyên nhân lên thành tên vấn đề. Không chỉ dừng ở một nguyên nhân duy nhất. Đặc biệt,. thử tìm những nguyên nhân xuất phát từ phía mình. Đào sâu tới gốc rễ của vấn đề bằng 5 WHY. Kiểm chứng những nguyên nhân. do mình tưởng tượng ra. Sau khi xác định được tất cả các nguyên nhân. nên sắp xếp chúng lại. bằng BIỂU ĐỒ CÂY LOGICH hay SƠ ĐỒ XƯƠNG CÁ. việc sắp xếp này. sẽ giúp bạn nhìn rõ tất cả các nguyên nhân. Đâu là nguyên nhân mẹ, đâu là nguyên nhân con. từ đó sẽ đưa ra giải pháp có tính logic hơn. Tiếp theo,. chúng ta cùng tìm hiểu về bước 3. ĐƯA RA GIẢI PHÁP. một câu hỏi quan trọng ở đây đó là. Rốt cuộc mình đi giải quyết vấn đề để làm gì?.
Câu trả lời thứ nhất ai cũng biết. đó là để cải thiện tình hình hiện tại. Nhưng còn một mục đích vô cùng quan trọng nữa. đó là để VẤN ĐỀ KHÔNG CÒN XẢY RA NỮA. đây chính là điểm mấu chốt. nếu bạn xử lý xong mà vấn đề tiếp tục lặp lại. bạn mới chỉ là chuyên gia xử lý sự cố. Khi nào vấn đề đó không còn lặp lại nữa. bạn mới là chuyên gia xử lý vấn đề. Ví dụ,. một công ty sản xuất một lọ thuốc. trong đó có 100 viên thuốc. Những tháng gần đây. Công ty kiểm tra phát hiện. thỉnh thoảng xuất hiện những lọ không đủ 100 viên. Người quản lý sau khi tìm hiểU. Ông cho rằng nhân viên làm việc không tập trung. nên đã đưa ra biện pháp như sau”. giao KPI cho phân xưởng đóng gói. nếu phát hiện có lọ thuốc nào không đủ 100 viên. cả phân xưởng sẽ bị giảm lương. Ông cho cho rằng khi đưa ra chính sách này. nhân viên sẽ tập trung và chú ý để đếm thuốc.
Khi đó sẽ không phát sinh sản phẩm lỗi. Một tháng sau đánh giá hiện trạng. mọi người hốt hoảng khi thấy năng suất ngày càng giảm. đồng thời sản phẩm lỗi lại tăng lên. Xuống phân xưởng tìm hiểu. mọi người tá hỏa khi biết rằng. nhân viên đếm xong thì lo lắng. không biết có đủ hay không. thế là đếm lại dẫn đến năng suất giảm. tâm lý bị giảm lương khiến mọi người căng thẳng. lại càng làm cho mọi người đếm không chính xác. Như vậy,. người quản lý này chỉ là chuyên gia xử lý sự cố. vì sau khi đưa ra giải pháp. anh ta vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Sau đó,. một chuyên gia giải quyết vấn đề được cử đến. Sau một vòng tìm hiểu. cô ta báo cáo như sau:. Vấn đề:. Phát sinh sản phẩm lỗi . và năng suất giảm. Nguyên nhân 1:. Giảm năng suất do căng thẳng vì KPI. Nguyên nhân 2:. Đếm thiếu do phụ thuộc vào trí nhớ. Lý do:. Thiếu công cụ kiểm tra số lượng nhanh và chính xác.
Cô ta xác định nguyên nhân số 2. là nguyên nhân cốt lõi. vì nếu mình đếm chính xác. thì sẽ không gây ra những hậu quả khác. Thế là cô ta đã làm ra một công cụ như sau:. đây là một cái vỉ có 100 lỗ. chỉ cần bỏ đầy là chắc chắn đủ 100 viên. kết quả không có sản phẩm lỗi. năng suất lại tăng cao. do mọi người không còn căng thẳng vì đếm lộn nữa. đó chính là ý nghĩa của kỹ năng giải quyết vấn đề. Bước 4: PDCA. Đây là quá trình triển khai giải pháp theo 4 bước sau. PLAN: Lên kế hoạch thực hiện giải pháp. DO: Thực hiện kế hoạch. CHECK: kiểm tra kết quả thực hiện. ACTION: điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Đây là công cụ cải tiến quan trọng. trong doanh nghiệp Nhật. Tuy nhiên,. trong video này. mình sẽ không trình bày chi tiết. mà sẽ để dành cho một video khác. Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong. 4 bước của mô hình giải quyết vấn đề.
Hãy cùng nhìn lại 4 bước này nhé. Bước 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ. Bước 2: XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN. Bước 3: ĐƯA RA GIẢI PHÁP. Bước 4: PDCA. Các bạn đừng quên. mục đích cuối cùng của giải quyết vấn đề. đó là. KHÔNG ĐỂ VẤN ĐỀ XẢY RA NỮA. Chúng ta sẽ áp dụng mô hình này khi nào?. Trong những trường hợp sau đây. bạn nên sử dụng mô hình này. VẤN ĐỀ LỚN VÀ QUAN TRỌNG. VẤN ĐỀ LẬP ĐI LẬP LẠI. Kỹ năng này sẽ tạo ra các hiệu quả như sau. Thứ nhất:. Vấn đề sẽ không xảy ra nữa. Thứ hai:. Tìm ra được những giải pháp sáng tạo. Thứ 3:. Trình bày logic và rõ ràng. Thứ 4:. Không lãng phí nguồn lực không cần thiết. Thứ 5:. Thuyết phục người khác thay đổi. Như vậy là hôm nay. chúng ta đã tìm hiểu xong. Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả. KÊNH LÀM VIỆC HIỆU QUẢ. sẽ thường xuyên đăng những video. trình bày những kiến thức. giúp bạn tăng năng suất và hiệu quả trong công việc.
https://youtu.be/FzcxioLlrVgTrong cuộc sống. bạn nhận thấy có những người. công việc rất thuận lợi và trôi chảy. họ tiến tới rất nhanh. với những giải pháp cực kỳ sáng tạo. trong khi đó. xung quan bạn thì lúc nào cũng toàn là vấn đề. bạn cứ luẩn quẩn hoài mà chưa tìm ra lối thoát