Làm sao để tư duy độc lập – logic ? | Kỹ năng ai cũng cần #1 | iammaitrang

Xin chào tuần mới các bạn.. Tuần vừa rồi, trong quá trình đọc sách và nghiên cứu một số tài liệu. Thì Trang mới chợt nhận ra rằng. Có những kĩ năng luôn luôn cần thiết dành cho cuộc sống của chúng ta. Dù là thời thế có thay đổi như thế nào thì những kĩ

Xin chào tuần mới các bạn.. Tuần vừa rồi, trong quá trình đọc sách và nghiên cứu một số tài liệu. Thì Trang mới chợt nhận ra rằng. Có những kĩ năng luôn luôn cần thiết dành cho cuộc sống của chúng ta. Dù là thời thế có thay đổi như thế nào thì những kĩ năng này vẫn luôn luôn quan trọng. Và sẽ giúp cho chặng đường đi đến thành công của các bạn trở nên ngắn hơn và dễ dàng hơn.. Đây cũng chính là những kĩ năng mà Trang đã học được trong khoảng thời gian vừa rồi.. Chính vì thế Trang quyết định kể từ số này trở đi Trang sẽ làm một series. Về những kĩ năng khác nhau mà theo Trang đó là những kĩ năng cần thiết. Sẽ giúp cho cuộc sống của các bạn. Và chào mừng các bạn đến với bộ kĩ năng “CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG”. “KEYS TO SUCCESS” của iammaitrang. Phụ đề bởi “Chiến binh làm Sub”. Trong số đầu tiên của “Chìa khóa thành công”.

“Keys to success series” Trang sẽ nói về INDEPENDENT THINKING KĨ NĂNG TƯ DUY ĐỘC LẬP Vậy thì tư duy độc lập có nghĩa là gì? Tư duy độc lập có nghĩa là bạn có chính kiến, có quan điểm cá nhân riêng của các bạn Và các bạn biết cái gì đúng và sai Dựa trên quan điểm cá nhân của mình mà không phải nghe theo ý kiến của người khác. Người có tư duy độc lập biết cái gì là tốt nhất cho bản thân mình. Và sẽ hành động dựa trên những suy nghĩ và trên những đánh giá đó. Tư duy độc lập thì khác với tư duy phản biện ở chô Nếu như tư duy phản biện có nghĩa là quá trình mà bạn thu thập thông tin Phân tích thông tin dữ liệu và đưa ra những đánh giá để tìm hiểu bản chất của vấn đề Và xem xem sự logic của vấn đề này đến đâu.

Thì tư duy độc lập đơn giản là bạn đưa ra quyết định dựa trên chính cá nhân bạn Con người bạn và bạn hiểu bản thân mình và biết rằng Những quyết định mà mình đưa ra và những suy nghĩ mà mình đưa ra Đang dựa trên những lợi ích cá nhân của mình và nó tốt nhất cho bản thân mình Chứ không phải cho bất kì một ai khác. Có bao giờ bạn đi shopping cùng với một người bạn của mình Và luôn luôn hỏi bạn của mình xem là cái váy này có đẹp không, cái áo kia có đẹp không. Nếu như bạn mình bảo là cái áo này đẹp cái váy kia đẹp thì bạn sẽ mua Còn nếu như nó bảo cái này không đẹp, không hợp với bạn thì bạn sẽ không mua nó.

Tức là bạn đang phụ thuộc ý kiến của mình vào ý kiến của người khác.. Và bạn đưa ra quyết định dựa trên ý kiến của người khác rồi chứ không phải ý kiến của bạn nữa.. Trái lại, người có tư duy độc lập khi mà đi shopping. có thể rủ bạn bè đi cùng cho vui thôi. Nhưng mà ý kiến của bạn bè không bao giờ ảnh hưởng được tới quá trình ra quyết định của chính bạn. Người có tư duy độc lập sẽ biết cái váy này có thực sự hợp với mình hay không. Có hệ quan điểm và giá trị riêng cũng như có những nguyên tắc riêng. Và việc đưa ra quyết định sẽ dựa trên những nguyên tắc đó. Dựa trên sự hiểu biết về chính bản thân mình. Chứ không phải người khác bảo bạn mua gì thì bạn sẽ mua cái đó. Và đồng thời với đó người có tư duy độc lập. Khi được hỏi ý kiến về một lĩnh vực mà không phải chuyên môn của họ. Thì họ cũng từ chối đưa ra những ý kiến liên quan.

Bởi vì họ biết rằng ý kiến của họ có thế ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người khác.. Nếu bạn là một người bán bảo hiểm thì chắc hẳn là bạn. Rất tốn thời gian, rất tốn giấy mực, rất tốn tiền điện thoại. Để có thể thuyết phục được một người có tư duy độc lập mua bảo hiểm của bạn.. Bởi vì người có tư duy độc lập biết rõ họ cần gì. Và họ sẽ không tốn thời gian cho những thứ không trực tiếp liên quan tới lợi ích cá nhân của họ.. Chính bởi vậy họ rất khó để có thể bị thuyết phục để mua hàng hay đưa ra một quyết định nào đó.. Nghe đến đây thì bạn đã muốn trở thành người có tư duy độc lập chưa nào?. Có rất nhiều lí do để chúng ta trở thành người không có tư duy độc lập. Từ hàng ngàn hàng trăm năm trước thì chúng ta đã sống theo bầy đàn. Và sinh hoạt theo cộng đồng theo tập thể. Chính vì vậy mỗi hành xử, mỗi suy nghĩ, mỗi tư duy khác biệt với cộng đồng.

Có thể sẽ khiến cho bạn không được hòa nhập với những người xung quanh Và bị tẩy chay với đội nhóm, với cộng đồng của mình Nên bạn không muốn bị tẩy chay, không muốn trở nên khác biệt Hồi còn bé chúng ta cũng lớn lên trong môi trường đậm bệnh thành tích Nơi chỉ có những phát biểu đúng hay là những câu trả lời hay thì được tuyên dương và khen ngợi Còn những câu trả lời khác với câu trả lời trong đáp án Thì ngay lập tức sẽ bị chê bai và cho rằng lần sau không nên phát biểu nhưng câu tương tự như vậy nữa. Cái hồi mà Trang còn bé nếu như mà Trang nói một điều khác với những gì mà những người xung quanh nghĩ Thì ngay lập tức bọn bạn sẽ bảo Trang bảo là: “Không biết thì dựa cột mà nghe” Câu này có lẽ bây giờ người ta vẫn còn dùng nhiều nếu như bạn đưa ra một ý kiến Không giống với tập thể không giống với cộng đồng mà bạn đang sinh hoạt.

Tóm lại là có rất nhiều lí do khác nhau khiến cho chúng ta không dám nói lên tiếng nói của mình. Hay không dám tư duy theo một cách riêng. Có thể đơn giản bạn sợ bị ném đá, sợ bị tẩy chay. Hoặc cũng có thể bởi vì bạn không muốn làm tổn thương người mà đang lắng nghe những sự thật mà bạn thật sự suy nghĩ.. Hoặc một sự thật phũ phàng hơn nữa. Rất có thể đơn giản bởi vì bạn thiếu kiến thức về xã hội, về thế giới xung quanh. Và bạn sợ những gì bạn nói ra là không chính xác. Bạn không tự tin về những suy nghĩ của mình. Thì bạn cũng sẽ cho rằng những gì bạn nói ra dễn bị người khác coi thường. Lặp đi lặp lại nhiều lần tư tưởng này sẽ khiến cho các bạn thui chột khả năng tư duy độc lập. Và khiến cho các bạn nghe theo lời người khác. Bởi vì cách đơn giản hơn chỉ cần. Để người khác nói lên ý kiến của mình và bạn nghe theo là xong.

Còn việc tư duy độc lập hay đưa ra những quan điểm cá nhân. Dường như là việc mất thời gian hơn, mất công sức hơn.. Và mất chất xám hơn nữa. Thế nhưng Trang sẽ nói cho các bạn nghe rằng. Nếu như thiếu đi Tư duy độc lập thì cuộc sống của các bạn sẽ trở nên. Mệt mỏi và khổ sở như thế nào. Bởi vì khi bạn phụ thuộc quyết định của mình vào quyết định của người khác. Thì lúc nào bạn sẽ cũng cần những người xung quanh để giúp bạn trong quá trình đưa ra quyết định.. Bạn không biết cái gì là tốt nhất cho bản thân mình. Lúc nào bạn cũng phụ thuộc vào người khác. Và nếu như một ngày những người đó không còn ở bên cạnh bạn nữa. Thì cuộc sống của bạn trở nên vô nghĩa. Bạn không biết bạn đang ở đâu. Bạn không biết bạn đang làm gì. Bạn không biết những quyết định bạn đưa ra liệu có tốt cho bạn hay không. Và từ đó bạn sẽ sinh ra hoài nghi về chính bản thân mình.

Bạn sẽ tự đặt lại những câu hỏi rằng trong suốt khoảng thời gian vừa qua Mình hiểu bản thân mình đến đâu Và một cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra với bạn Cũng chính bởi phụ thuộc suy nghĩ vào người khác Nên bạn sẽ trở nên lười suy nghĩ Não bộ cũng giống như là cơ bắp và nó cần phải tập luyện liên tục Thì mới có thể tư duy nhanh, phản xạ nhạy bén và chính xác được Nếu như bạn chỉ nghe theo lời người khác và Tư duy theo cách mà họ tư duy Thì bạn sẽ không thể nào luyện tập được cho trí não của mình được nhanh nhạy hơn Và có được những tư duy, những quan điểm riêng của bạn Và cuối cùng, về lâu về dài nếu như cứ lười tư duy Lười suy nghĩ và lấy những ý kiến của người khác Trở thành ý kiến của bạn, nhớ người khác quyết định thay cho bạn Thì có nghĩa là bạn đang sống cuộc sống của người khác đưa cho bạn mất rồi.

Chứ không còn là cuộc sống của bạn nữa. Bạn chỉ đang khoác lên rất nhiều những tấm áo mà người khác đưa cho bạn mà thôi. Nếu như bạn được hỏi một câu hỏi mà không dám đứng lên trả lời. Vì bạn không biết điều bạn đang nghĩ là đúng hay sai. Thì có nghĩa là bạn đang thiếu đi tư duy độc lập. Bởi vì người có tư duy độc lập luôn biết những gì họ tư duy là đúng hay không đúng. Chứ không phải là vì người khác nói rằng họ đúng hay sai. Mà các bạn thân mến trên thực tế không có gì đúng, cũng không có gì sai. Không có gì tốt, cũng chẳng có gì xấu. Đơn giản là bởi vì mỗi người có một góc nhìn, một quan điểm khác nhau mà thôi. Mà mỗi góc nhì thì đều có điểm thú vị riêng của nó. Nếu như khi được hỏi ý kiến bạn thường sẽ đợi nhưng người xung quanh trả lời trước. Rồi nghĩ xem nhóm nào trả lời đông hơn thì bạn sẽ nghe theo nhóm đó.

Thì có nghĩa là bạn cũng đang thiếu đi tư duy độc lập Và cuối cùng nếu như bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định Dù là những quyết định nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống Như là hôm nay mặc bộ quần áo gì, ăn ở đâu, đi đâu, làm gì Cho đến những việc trọng đại hơn trong cuộc đời Như là chọn trường đại học này, làm nghề nghiệp gì Chọn lĩnh vực gì, chọn chồng, chọn người yêu Cưới hay không cưới, bỏ hay không bỏ Thì có nghĩa là bạn cũng đang thiếu đi sự quyết đoán Và thiếu đi Tư duy độc lập rồi đấy. Khi có được những biểu hiện trên thì các bạn nên nhìn nhận lại bản thân mình Và dần dần tìm hiểu xem lí do tại sao mình lại không có Tư duy độc lập Và tuyên chiến với nó để thực sự muốn trở thành một người quyết đoán và có tư duy độc lập hơn Làm như thế nào ư? Khá đơn giản, đầu tiên bạn cần phải hiểu bản thân mình trước đã.

Bạn cần phải biết xem mình thực sự là ai, mình thực sự muốn gì. Và những mục đích trong cuộc đời của mình là gì. Khi biết rõ mục đích trong cuộc đời của các bạn thì bạn cũng sẽ thấy rằng những việc. Bạn đang làm ngày hôm nay liệu có phù hợp. Với những mục đích mà mình đưa ra hay không. Tiếp theo nếu như muốn luyện có tư duy độc lập. Thì hãy luôn luôn đặt câu hỏi tại sao với tất cả mọi vấn đề xung quanh. Tại sao bạn lại nói cái này đúng, tại sạo bạn lại cho cái này là không đúng. Tại sao lại là thế này mà không phải là thế kia. Khi bạn đặt “Tại sao” cho đến tận cùng của vấn đề. Bạn sẽ hiểu được bản chất vấn đề đó là gì. Và chỉ khi quyết tâm đi tìm sự thật cuối cùng, bản chất của vấn đề. Thì bạn mới có thể tin tưởng rằng đáp án mà bạn đưa ra là chính xác. Và khi đó bạn có thể tự tin bởi vì rất nhiều người xung quanh bạn.

Lười đến độ không đi tìm những câu trả lời cho những câu hỏi đó. Vậy thì lí do tại sao bạn lại tin vào những lời khuyên của những người xung quanh?. Trong khi bạn đã có một quá trình đi tìm hiểu sự thật của vấn đề. Phải không nào?. Một cách nữa để bạn luyện tập Tư duy độc lập. Đó là hãy nói chuyện với những người mà bạn cho rằng thông tuệ hơn mình. Và có tư duy logic hơn mình. Qua đó thì hãy học cách mà họ tư duy. Khi muốn luyện tập Tư duy độc lập thì một điều kiên quyết đó là hãy tránh xa nhưng hội nhóm. Mà thường túm tụm lại để cùng nói chuyện, nói xấu đằng sau lưng một ai đó. Hay là nói những chuyện nhảm nhí. Mà không thực sự liên quan tới lợi ích cá nhân của các bạn. Những chuyện đó chỉ khiến cho các bạn trở thành con người nhỏ nhặt hơn thôi. Và khi nói xấu sau lưng người khác thì bạn cũng không tốt hơn người ta.

Hay là khi cùng túm tụm lại nói những câu chuyện nhảm nhỉ và vô bổ thì. Bạn cũng chẳng học hỏi thêm gì từ những câu chuyện đó cả.. Và cuối cùng hãy ngưng đọc tin tức. Và dành nhiều thời gian chất lượng để đọc những bài báo dài. Những phân tích, hay là đọc sách. Bởi vì tin tức thì sẽ luôn khiến cho các bạn luôn luôn bận rộn. Suy nghĩ về những thứ chỉ là hiện tượng chứ không phải là bản chất của vấn đề.. Còn nếu như bạn đọc một bài phân tích dài hay là một cuốn sách. Thì những thông tin được phân tích trong cuốn sách đó. Chắc chắn sẽ giúp cho các bạn hình thành được tư duy sâu sắc hơn. Đó là kĩ năng đầu tiên mà Trang cho rằng rất quan trọng trong quá trình đánh giá để giúp cho các bạn. Trở nên tự tin hơn và nắm bắt được những thành công một cách nhanh nhạy hơn. Trong một tuần này Trang thử thách các bạn hãy luyện tập kĩ năng Tư duy độc lập.


https://youtu.be/7KeOrIbEG7gXin chào tuần mới các bạn.. Tuần vừa rồi, trong quá trình đọc sách và nghiên cứu một số tài liệu. Thì Trang mới chợt nhận ra rằng. Có những kĩ năng luôn luôn cần thiết dành cho cuộc sống của chúng ta. Dù là thời thế có thay đổi như thế nào thì những kĩ