Mấy hôm rồi báo chí PR rùm beng về ca sĩ Di Băng và nhà trang trí NT Thái Công. Mình gọi là PR vì trước đây chẳng biết Di Băng là ai nữa, có thể vì mình chẳng quan tâm đến giới sâu bít. Người làm nhà bình thường, kể cả siêu giàu, mấy ai phải gào ầm lên là tôi giàu quá nên phải thuê người tk thật đắt tiền! Khi mà phải gào lên thế thì 100% là muốn có tiếng, muốn quảng bá hình ảnh. Hai bên dựa vào nhau để cùng lên sóng mà thôi.
Con số 7,5 tỷ tk phí kia cũng chỉ có 2 người biết với nhau xem thực tế tới đâu. Có điều là cơ quan thuế cũng hóng được và tha hồ chém. Thuế thu nhập cá nhân ở VN cũng không nhẹ lắm đâu! Chỉ sợ là khi thuế tới làm việc thì thực tế lại có 1 con số khác. Nghề thiết kế muốn trốn thuế cũng rất khó vì chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn, cỡ 50%. Tk cái villa giỏi lắm hết 6 tháng mà chi lương 3 tỷ cho dưới 10 nhân viên là rất đau đầu, mà thời gian đó còn phải tk vài cái khác nữa, lương cao thì thuế TNCN lại cao. Nếu bên TC hoàn toàn sạch về thuế thì họ cực kỳ yêu nước VN! Đã trót bô bô lên mạng là có HĐ TK 7,5 tỷ thì phải xác định là anh em thuế sẽ có mồi ngon!
Bạn Di Băng chém là thuê anh TC tk giống như là mua đồ hiệu. Có nghe tên là bạn bè phải “oao” vì TC tk là auto đẹp! Hi hi. Đúng là tư duy của người không có kiến thức về thẩm mỹ. Khi không có kiến thức thì mới phải lấy đồ hiệu đắp lên người để yên tâm là đẹp.
Gu thẩm mỹ không phải tự nhiên mà có được, phải qua học hành, tìm hiểu và trải nghiệm. Gu thẩm mỹ không có nhà thiết kế nào có thể dán lên người chúng ta, theo suốt cuộc đời ta được.
Như tâm sự của Di Băng, cô có gốc gác nghèo khó và bị coi thường. Như vậy là nhà giàu mới nổi, thường họ khao khát kiếm tiền (cũng tốt) và thích la toáng lên là mình đang có nhiều tiền. Giàu thì nhanh chứ sang thì lâu. Vì giàu nó là vật chất, mai trúng số là giàu, nhưng sang là khái niệm thuộc về tinh thần. Không bao giờ có chuyện thuê 1 người tk nhà cho có vẻ sang trọng thì thành người sang trọng được đâu. Khái niệm sang trọng nó bao gồm kiến thức nền, cách ứng xử, xã giao lịch sự, gu thẩm mỹ về nghệ thuật (phổ biến là nghệ thuật tạo hình và âm nhạc)… Nói trước luôn là chính bản thân người viết cũng không dám nhận là sang trọng gì hết dù kiến thức nền và hiểu biết nghệ thuật trên trung bình.
Ở VN, vì là 1 nước đang phát triển, người giàu xổi chiếm đa số, nên khái niệm sang trọng bị hiểu lệch lạc hết cả. Thường người ta hay vu cho những thứ nhiều tiền là sang trọng, bất kể thẩm mỹ của nó ở cấp độ nào. Đặc biệt là những thứ hào nhoáng, cổ điển, càng dễ bị vu cho là sang trọng. Có lẽ vì người ta coi những thứ đó ngày xưa được vua chúa sử dụng nên nó sang!?
Nhiều KTS, người thiết kế, nắm bắt được thứ thị hiếu rởm đời và lệch lạc đó nên khi thuyết phục khách hàng nhiều tiền thì luôn mồm nói đến từ sang trọng và kèm theo đó là giá tiền phải thật là cao. Vì cứ cái gì giá cao và bị dán nhãn sang trọng là giới nhà giàu mới nổi sẽ lao vào nhu thiêu thân.
Trong clip của TC, mình thấy nhà bố trí NT và cô khách hàng mới giàu, cần nổi tiếng để khuếch trương tên tuổi tung hứng lẫn nhau 1 quan điểm khá là lệch lạc. Đại ý họ cho rằng người tk phải sống trong giàu sang mới tk được cho nhà giàu! Anh TC dùng cách đó để dìm hàng người khác, ý là chỉ có mình là giàu nhất nên mới tk được cho những người giàu nhất. Từ bao giờ 1 thiết kế tốt và đẹp lại được đo bằng tiền và rất nhiều tiền? Đúng là muốn đẹp và tốt thì cần tốn tiền, nhưng tốn nhiều tiền không đồng nghĩa với có sản phẩm đẹp và tốt. Đây người ta lại đi bịp nhau bằng cách đó.
Cách nói của TC là suy từ bản thân mình, là 1 người tk tay ngang. Anh khoả lấp sự thiếu bài bản về kiến thức tk nội thất bằng trải nghiệm bản thân. Tức là học tk từ thực tế cuộc sống của chính mình. Kiểu này cũng gặp nhiều với cả các nghề khác, người ta hành nghề theo kinh nghiệm, như anh nông dân đi cày bằng trâu, nhưng nếu đổi con trâu thành con bò hay máy kéo là khó, vì anh không có trải nghiệm và cũng không được học. Chính thế nên tk của TC chỉ có 1 bài duy nhất và thiên về an toàn, dễ chơi dễ trúng, vì nó quen mắt, chả ai chê làm gì. Có lẽ do trải nghiệm của anh chỉ có thế, lệch sóng cái là xuống hố ngay.
Về nguyên tắc, giáo dục và sách vở chính là biện pháp lấp đầy sự thiếu sót về trải nghiệm. 200 năm trước lượng kiến thức được dạy trong lớp học ở VN không hề có các môn khoa học kỹ thuật, chỉ thiên về các môn xã hội. Muốn có kiến thức về khoa học thì tự trải nghiệm đi. Bây giờ, thay vì tự mình phải thực nghiệm như Edison, Einstein hay De Vinci, chúng ta cần vài năm để có kiến thức về mỹ thuật, cơ học, điện và vật lý hạt nhân. Muốn hiểu và nghiên cứu về nguyên tử là lại thử bom nguyên tử!? Lao động quá khứ đã được tận dụng để đưa vào sách vở rồi, đâu cần phát minh lại cái bánh xe nữa.
Với nghề thiết kế cũng vậy, hiện tại có vài chục phong cách/trường phái thiết kế khác nhau đang được sử dụng. Nếu dùng trải nghiệm bản thân thì giỏi lắm học được 1-2 kiểu. Chả nhẽ muốn tk được kiểu tối giản lại phải sống tối giản dăm năm trong cuộc đời. Rồi muốn tk kiểu cổ điển thì lại phải mua cái lâu đài về ở!? Muốn tk toilet nữ lại phải học cách đái ngồi 1 thời gian?!
Những thứ mà KTS cần tk là rất đa dạng nhưng trải nghiệm cá nhân luôn là hữu hạn và ít hơn rất nhiều. Người ta cần tk sân bay, sân vận động, nhà máy, vũ trường…để tk những thứ đó thì cái cần thiết nhất là tài liệu và tiêu chuẩn thiết kế chứ không phải là trải nghiệm bản thân tới mức phải ăn ngủ trong đó 1 thời gian dài. Chả nhẽ phải là cầu thủ hay HLV mới tk được sân vận động sao? KTS chỉ cần tư liệu và đến tham quan công trình thực là đủ rồi. Vì vậy, nói là cần sống trong sang chảnh mới tk được sang chảnh là rất nguỵ biện, để bịp khách hàng mà thôi.
KTS Dương Quốc Chính.
Lời bình của em: theo TC thì chắc phải lên mặt trời ở một thời gian rồi mới biết ở trển nóng như thế nào ha ? Tuy nhiên để tiết kiệm hơn các bạn có thể ghé thăm mặt trời ở Thảo Điềm cũng được. Đạp xe đạp giữa mùa hè vẫn mặc blazer quấn khăn thì chắc sức nóng cũng ngang ngửa mặt trời.